1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Nga dội 16 tên lửa Bulava hủy diệt một mục tiêu

Hải quân Nga sẽ thực hiện phóng 16 tên lửa RSM-56 Bulava vào một mục tiêu đã định trước trong cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay.

Cuộc tập trận lịch sử

Để thực hiện cuộc tập trận lớn nhất kể từ khi Liên Xô tan rã, Hải quân Nga đã huy động 2 chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei nặng 24.000 tấn mang tên Yury Dolgoruky và Vladimir Monomakh.

Theo kế hoạch, một trong hai tàu này sẽ thực hiện phóng toàn bộ 16 tên lửa RSM-56 Bulava vào một mục tiêu đã định trước. Tuy nhiên chưa rõ tàu ngầm nào sẽ phóng các tên lửa chiến lược này.

Được biết, Viện công nghệ nhiệt Moscow dưới sự chỉ đạo của Tổng công trình sư Yury Solomonov bắt đầu phát triển tên lửa Bulava từ cuối năm 1990 để hay thế cho các tên lửa đạn đạo tàu ngầm nhiên liệu rắn R-39.

Bulava là loại tên lửa liên lục địa hoạt động bằng nhiên liệu rắn, được thiết kế để trang bị cho tàu ngầm tên lửa lớp Borei. Hiện nay, Bulava cùng với 2 loại tên lửa liên lục địa đất liền RS-12M và RS-24 đang là xương sống cho lực lượng tên lửa chiến lược của Nga.


Hải quân Nga phóng tên lửa Bulava.

Hải quân Nga phóng tên lửa Bulava.

Tên lửa Bulava được thiết kế để bay trong 3 giai đoạn, 2 giai đoạn đầu dùng các khối nhiên liệu rắn trong khi giai đoạn cuối dùng nhiên liệu lỏng để tăng cường khả năng cơ động trong quá trình tách các đầu đạn hạt nhân phóng đến mục tiêu.

Bulava có thể được bắn từ vị trí nghiêng và trong lúc tàu ngầm đang chuyển động. Do quỹ đạo bay không quá cao nên Bulava còn được gọi là tên lửa đạn đạo lưỡng tính.

Tên lửa Bulava được thiết kế có thể mang 6 đầu đạn hạt nhân có khả năng tái nhập khí quyển tấn công đa mục tiêu – MIRV, tuy nhiên sức chứa tối đa của nó lên tới 10 đầu đạn loại này với khả năng tấn công các mục tiêu độc lập.

Tầm bắn tối đa của Bulava đạt 9.000km. Và theo các nhà thiết kế của Viên công nghệ nhiệt Moscow cũng đưa ra một phiên bản đặc biệt của Bulava chỉ mang 1 đầu đạn duy nhất nhưng sức công phá lên đến 500 kiloton, dùng để tấn công những mục tiêu trọng điểm, cần phá hủy triệt để.

Hiện nay, cả Nga và Mỹ đều đã không còn mặn mà với việc phát triển các đầu đạn đa mục tiêu MIRV, do đó có thể phiên bản đầu đạn đơn 500 kiloton của Bulava sẽ được ủng hộ trong tương lai. Cả 2 loại đầu đạn này đều có khả năng cơ động trong khi bay và tái định vị với các mục tiêu di động.

Nga khiến Mỹ lo ngại

Tờ Financial Times cho rằng, kế hoạch tập trận lớn nhất thời kỳ hậu Xô viết của Nga đang khiến phương Tây lo ngại. Theo quan điểm Hải quân Hoa Kỳ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang phát triển lực lượng Hải quân để cho thấy rằng Nga là một "cầu thủ lớn" trên vũ đài quốc tế.

Theo Tư lệnh không quân Mỹ Deborah Lee James, quân đội Nga hiện đang rất mạnh bởi cùng với Hải quân, lực lượng không quân tầm xa của Nga hiện đang giữ vai trò rất quan trọng trong bộ 3 răn đe hạt nhân nhưng khả năng tấn công bằng tên lửa thông thường của chúng cũng gây nên những nguy hiểm khôn lường cả trên đất liền lẫn trên biển.

Việc các máy bay ném bom Nga có khả năng di chuyển xa hàng chục nghìn km, phóng các tên lửa hành trình như Kh-555 (tầm phóng 3000km) hoặc loại tối tân hơn như Kh-101 (có tầm phóng gần 10.000km - theo số liệu của Nga), mới chỉ thể hiện một phần sức mạnh của chúng.

Các máy bay ném bom này đều có khả năng trang bị tác tên lửa chống hạm thế hệ mới tầm phóng rất xa, đầu đạn rất nặng, tốc độ rất nhanh, có thể đánh chìm tàu sân bay, tàu khu trục của Mỹ từ bất cứ địa điểm nào, trong khi sự hiểu biết của Mỹ về các loại tên lửa này của Nga là “rất mù mờ”.

Các chuyên gia nhận định, sự kết hợp của lực lượng Không-Hải quân Nga có thể hủy diệt một biên đội tàu sân bay của Mỹ trong thời gian rất ngắn, trước khi các tàu hộ tống biên đội kịp đưa ra phản ứng. Đây là một sự uy hiếp thực tế mà Hải quân Mỹ không thể xem nhẹ.

Do đó, Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Mỹ tuyên bố trên tờ The Wall Street Journal rằng, NATO phải thay đổi chiến lược biển, để đối phó với sự đe dọa đang ngày càng gia tăng của lực lượng Hải quân Nga, trong bối cảnh Moscow đã thay đổi học thuyết biển.

Clip Nga phóng tên lửa Bulava:

Theo Tuấn Vũ

Đất Việt