1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Nga đã vượt tầm các bên ở cuộc chiến miền Đông Ukraine

Nga tách riêng các cuộc họp về miền Đông Ukraine, không bàn bạc về khả năng thực thi Minsk, bởi không phải là một bên trong cuộc xung đột này.

Điện Kremlin ngày 31/8 thông báo về một khả năng tiến hành cuộc đối thoại trực tiếp giữa Nga và Ukraine nếu cuộc thảo luận này không bàn về việc thực thi các Thỏa thuận Minsk, TASS thông tin.

Trả lời câu hỏi, liệu Điện Kremlin có thừa nhận khả năng rằng Ukraine và Nga có khả năng đối thoại về Donbass mà không có "trung gian hòa giải hay không", phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitry Peskov nói: "Moscow không phải là một bên trong cuộc xung đột này... mà là người đảm bảo cho các thỏa thuận này, cùng với Đức và Pháp”.

Vì vậy, ông Peskov cho rằng, nếu nội dung được thảo luận cụ thể liên quan Donbass trong đó có nhắc tới việc thực thi các Thỏa thuận Minsk thì "đương nhiên việc thực hiện chủ yếu sẽ do Donbass và Kiev đảm bảo".

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko có khả năng sẽ gặp riêng nhau.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko có khả năng sẽ gặp riêng nhau.

Khả năng về cuộc gặp mặt trực tiếp giữa Kiev và Moscow được thông tin giữa lúc tình hình ở miền Đông Ukraine đang có phần lắng dịu.

Đại diện phương Tây trong định dạng Normandy đã có dự định tiếp xúc với Nga để bàn luận về tình hình ở Donbass bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin trực tiếp cáo buộc âm mưu tấn công vào bán đảo Crimea của Ukraine.

Tuy nhiên, mới đây Trợ lý Tổng thống Nga Yuri Ushakov khẳng định cuộc gặp này đã không diễn ra.

Thay vì cuộc gặp giữa 3 bên về tình hình ở miền Đông, Nga dự định gặp riêng rẽ Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Sự đồng lòng trong việc giải quyết vấn đề hòa bình ở miền Đông Ukraine đã không còn giữa 3 quốc gia hay Nga đã hoàn toàn hóa giải được khúc mắc "việc vi phạm thỏa thuận Minsk là do ai?"

Nga, phe ly khai cùng Kiev nhiều lần cáo buộc nhau qua lại là bên vi phạm các cam kết trong thỏa thuận hòa bình ở miền Đông. Người trung gian Đức và Pháp ít nhiều có lên tiếng với hai bên, thúc đẩy thực hiện đúng cam kết.

Nhưng phát ngôn mới đây của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã gây chú ý khi nói về khả năng giảm các biện pháp trừng phạt Nga "ngay khi thấy những tín hiệu thực hiện cam kết trong thỏa thuận Minsk".

Đặc biệt là mới đây Ngoại trưởng Đức cho biết, các thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) đã sẵn sàng thảo luận với Nga việc quay trở lại để khôi phục G8 nếu có tiến triển tại Donbass và Syria.

"Nếu cuối cùng có các tiến bộ đáng kể tại miền Đông Ukraine và trong các cuộc đàm phán đình chiến tại Syria, thì các đối tác trong G7 sẵn sàng thảo luận về điều này với Matxcơva. Chìa khóa cho sự trở lại G8 nằm trong tay Moskva", Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nói.

Thượng đỉnh G8 có lẽ sẽ sớm đưa Putin trở lại trước cuộc bầu cử Nga năm nay.
Thượng đỉnh G8 có lẽ sẽ sớm đưa Putin trở lại trước cuộc bầu cử Nga năm nay.

Có vẻ nhiều hơn mong đợi, khi Thủ tướng Ukraine mới đây tuyên bố về sự cần thiết phải có một chiến lược trung hạn về tái hoà nhập Donbass và phản đối "việc cô lập quá mức các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời".

Một đại diện cho các vùng bị chiếm đóng tạm thời của Ukraine cũng đã thông tin về chiến lược tái hòa nhập vùng lãnh thổ Donbass mà chính quyền Kiev hiện không kiểm soát.

Tương lai hòa bình ở Đông Ukraine có lẽ đã không còn xa nữa. Nhưng nó là khoảng lặng trước hay sau cơn bão thì có lẽ cần phải chờ đợi thêm.

Theo Đông Phong

Đất Việt