1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Căng thẳng Ukraine- Nga: Cuộc tập trận của Kiev

Ý đồ Ukraine leo thang các căng thẳng với Nga sau mỗi động thái quân sự gần biên giới cũng chỉ như một cuộc tập trận và hiện đã xuống thang.

Ukraine đang chuẩn bị các tài liệu pháp lý có nội dung về việc tái hòa nhập vùng Đông Nam Ukraine, theo Sputnik.

Tờ báo Nga dẫn lời Thứ trưởng Các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời và người di tản của Ukraine, ông Georgy Tuk cho biết, đây là chiến lược hòa nhập vùng lãnh thổ Donbass mà chính quyền Kiev hiện không kiểm soát có khả năng được trình bày tại cuộc họp Nội các Ukraine ngày 31/8.

Bản đồ lực lượng vũ khí Nga tại biên giới và Crimea. Ảnh: Live AU Map
Bản đồ lực lượng vũ khí Nga tại biên giới và Crimea. Ảnh: Live AU Map

Trước đó, Thủ tướng nước này, ông Vladimir Groisman đã tuyên bố về sự cần thiết phải có một chiến lược trung hạn về tái hoà nhập Donbass và phản đối "việc cô lập quá mức các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời."

Việc thực hiện các cải cách hiến pháp này cũng nằm trong những điều kiện thuộc thỏa thuận Minsk mà Kiev phải thực hiện cuối năm 2015. Những yếu tố chính bao gồm sự phân quyền và thông qua luật về qui chế đặc biệt của một số vùng ở các tỉnh Donetsk và Lugansk, nhưng cho tới nay Chính phủ Ukraine vẫn chưa hoàn thành những phần được nêu trong thỏa thuận

Dù chậm trễ nhưng động thái này đang cho thấy sự xuống thang căng thẳng của Kiev trong vấn đề ly khai ở miền Đông.

Còn nhớ hồi tháng 4 vừa qua, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland đã đến Ukraine và đưa ra “tối hậu thư” đối với chính quyền Kiev.

Theo tiết lộ của nữ Nghị sỹ Victoria Voitsitskaya thuộc Đảng Tự cứu mình, phía Mỹ đã ép Ukraine tiến hành thay đổi Hiến pháp theo hướng trao “quy chế đặc biệt” cho các vùng lãnh thổ đòi tự trị ở tỉnh Donetsk và Lugansk, tổ chức bầu cử địa phương ở hai vùng lãnh thổ này và đảm bảo sẽ ân xá cho các tù binh quân sự.

“Việc trao “quy chế đặc biệt” cho các vùng bị chiếm đóng ở Donbass và tiến hành bầu cử ở khu vực này như một sự quy hàng”, nữ nghị sỹ Ukraine nói.

Tuy nhiên, trên góc độ quốc tế và ngoại giao, có thể nói rằng, Ukraine chỉ đang thực hiện các cam kết mà họ đã ký để đảm bảo tính dân chủ và thống nhất của quốc gia mình.

Lực lượng binh sỹ Ukraine. Ảnh: AP
Lực lượng binh sỹ Ukraine. Ảnh: AP

Dẫu vậy, cần phải chú ý tới thời điểm việc thay đổi các hiến pháp có liên quan tới các quy chế cho phe ly khai ở miền Đông được công bố công khai sau chuyến thăm của vị Tư lệnh quân đội Mỹ ở châu Âu tới phòng tuyến nước này gần khu vực biên giới, và tình hình trong và ngoài Ukraine thời điểm này.

Trong nước, Ukraine đang đối mặt với làn sóng biểu tình của các nghị sỹ thuộc phe đối lập đòi giải tán Quốc hội. Những mâu thuẫn trong việc có xuống nước với Nga hay không cũng nhiều chiều thông tin.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hồi tháng 7 đã chia sẻ qua điện thoại với Tổng thống Kazakhstan - người đang giữ vai trò là cầu nối quan hệ Nga- Ukraine, rằng ông rất muốn trao quy chế hòa bình cho Donbass.

Tổng thống Kazakhstan nói với lãnh đạo Nga Vladimir Putin: “Mới đây ông Poroshenko gọi điện cho tôi, nói rằng do không có đa số trong Quốc hội nên ông không thông qua được quy chế đặc biệt cho Donbass và một vùng thứ hai (có lẽ là tỉnh Donetsk và Lugansk). Phải giải quyết sang vấn đề khác. Cá nhân tôi nghĩ, ông (Poroshenko) nghiêng về nhượng bộ, nhưng vẫn không tìm ra được nhượng bộ".

Trong khi đó, các quốc gia phương Tây vốn có vai trò là bên hòa hảo các quan hệ giữa Ukraine và Nga lại có xu hướng tiến đến gần Nga hơn là tiếp tục "ngoại giao miệng" và tin tưởng thỏa thuận hòa bình Minsk đang được thực hiện.

Mới đây, nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel cho hay bà có sự quan tâm rất lớn trong việc ngăn chặn các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Nga, theo Reuters.

Sự quan tâm của bà Merkel lần này có vẻ theo chiều hướng thân thiện hơn khi sẵn sàng thúc đẩy nới lỏng các biện pháp trừng phạt của EU chống lại Nga gần như ngay lập tức.

"Ngay khi chúng tôi thấy sự tiến bộ trong việc thực hiện thỏa thuận Minsk, chúng tôi sẽ nới lỏng các biện pháp trừng phạt", bà Merkel nói.

Các vấn đề đối nội, đối ngoại có vẻ đã khiến Ukraine quyết định cân nhắc tới việc có nên thực hiện thỏa thuận Minsk hay không.

Khi đó, chuyến thăm của vị Tư lệnh quân đội Mỹ tại châu Âu, Trung Tướng Frederick Ben Hodges tới các đơn vị Ukraine đang chiếm đóng ở miền Đông cho thấy sự quan tâm phần nào của Mỹ tại đây.

Trung tướng Mỹ Frederick Ben Hodges tới vùng tuyến Donetsk ở Ukraine. Ảnh: UA Today
Trung tướng Mỹ Frederick Ben Hodges tới vùng tuyến Donetsk ở Ukraine. Ảnh: UA Today

Cũng lại chú ý tới chuyến thăm của vị Tư lệnh Mỹ diễn ra đúng vào thời điểm Ukraine cứ vài ngày lại có thêm một số phát ngôn "gây sốc" khiến căng thẳng tình hình.

Ngay khi Ukraine phát hiện các lực lượng quân sự của Nga giáp biên giới mà Moscow cho hay là nhằm để tập trận thì Kiev cũng đã có các phản ứng gay gắt.

Mỗi khi Nga bắt đầu có các động thái chuyển quân hoặc gia tăng binh sỹ, Ukraine cũng đều "nhiệt tình" lên tiếng gây chú ý như: báo động binh sỹ trong tình trạng cao nhất, đặt thông tin có thể sử dụng thiết quân luật, huy động quân đội khẩn cấp, tích cực điều xe tăng, binh sĩ tới biên giới cùng các radar quan sát động thái từ phía Nga...

Chưa thấy những biến chuyển mới trong "cuộc chiến" của Ukraine với Nga ngoài việc các binh sỹ Ukraine bị thương và thiệt mạng khi đối đầu với lực lượng ly khai ở miền Đông nhưng những lời kêu gọi, cách phản ứng trong tình hình nóng, cách ngoại giao "vừa nhu vừa cương" đã cho thấy phần nào sự "tiến bộ" của quân đội Ukraine.

Có lẽ ở "chiến trường" này, Ukraine cũng vừa trải qua một cuộc tập trận nhẹ nhàng dưới sự quan sát kỹ càng của Mỹ?

Theo Đông Phong

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm