1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nga buộc phải bán chiến hạm quốc bảo vì không chế tạo được động cơ thay thế

Việc ngành chế tạo trong nước chưa thể sản xuất nổi động cơ tàu chiến đạt tiêu chuẩn đã khiến cho Hải quân Nga phải chịu thiệt hại nặng nề, làm suy giảm đáng kể sức chiến đấu.


Truyền thông Nga vừa đăng tải thông tin cho biết, sau một thời gian đàm phán thì cuối cùng họ đã quyết định bán lại hai tàu hộ vệ tên lửa thuộc Dự án 11356M cho Hải quân Ấn Độ.

Truyền thông Nga vừa đăng tải thông tin cho biết, sau một thời gian đàm phán thì cuối cùng họ đã quyết định bán lại hai tàu hộ vệ tên lửa thuộc Dự án 11356M cho Hải quân Ấn Độ.


Hai con tàu được bán sang tên đó là chiếc Đô đốc Butakov (số hiệu 360) và Đô đốc Istomin (số hiệu 361), vốn đang trong tình trạng nằm đắp chiếu vì thiếu động cơ.

Hai con tàu được bán sang tên đó là chiếc Đô đốc Butakov (số hiệu 360) và Đô đốc Istomin (số hiệu 361), vốn đang trong tình trạng "nằm đắp chiếu" vì thiếu động cơ.


Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ khi xảy ra căng thẳng với Ukraine vào năm 2014 đã dẫn tới việc Kiev quyết định đình chỉ việc cung cấp động cơ cho tàu chiến Nga.

Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ khi xảy ra căng thẳng với Ukraine vào năm 2014 đã dẫn tới việc Kiev quyết định đình chỉ việc cung cấp động cơ cho tàu chiến Nga.


Bên cạnh đó nguồn hàng thay thế từ Đức cũng bị đình chỉ do hiệu lực của lệnh cấm vận do phương Tây áp đặt

Bên cạnh đó nguồn hàng thay thế từ Đức cũng bị đình chỉ do hiệu lực của lệnh cấm vận do phương Tây áp đặt


Tuy rằng đã cân nhắc việc mua động cơ Trung Quốc để thay thế nhưng các sự cố xảy ra liên tiếp với tàu tên lửa lượng giãn nước chỉ gần 1.000 tấn đã khiến Moskva không dám mạo hiểm với chiếc chiến hạm cỡ lớn này.

Tuy rằng đã cân nhắc việc mua động cơ Trung Quốc để thay thế nhưng các sự cố xảy ra liên tiếp với tàu tên lửa lượng giãn nước chỉ gần 1.000 tấn đã khiến Moskva không dám mạo hiểm với chiếc chiến hạm cỡ lớn này.


Hiện tại các nhà máy chế tạo động cơ Nga không đủ năng lực sản xuất trái tim đạt yêu cầu cho các chiến hạm Dự án 11356M, nếu đầu tư dây chuyền sản xuất mới sẽ rất tốn thời gian.

Hiện tại các nhà máy chế tạo động cơ Nga không đủ năng lực sản xuất "trái tim" đạt yêu cầu cho các chiến hạm Dự án 11356M, nếu đầu tư dây chuyền sản xuất mới sẽ rất tốn thời gian.


Chính vì vậy trong nội bộ nước Nga đã có đề xuất cho rằng để tránh việc chúng bị hoen gỉ tại cảng thì hãy vớt vát chút ngoại tệ bằng cách bán lại cho Ấn Độ.

Chính vì vậy trong nội bộ nước Nga đã có đề xuất cho rằng để tránh việc chúng bị hoen gỉ tại cảng thì hãy vớt vát chút ngoại tệ bằng cách bán lại cho Ấn Độ.


Cuối cùng Moskva đã tìm được đối tác để đẩy cặp tàu hộ vệ tên lửa cỡ lớn này đi nhằm cắt lỗ, nhưng về lâu về dài thì họ vẫn phải tìm cách chế tạo động cơ phù hợp nếu không muốn tình trạng này lặp lại trong tương lai.

Cuối cùng Moskva đã tìm được đối tác để đẩy cặp tàu hộ vệ tên lửa cỡ lớn này đi nhằm "cắt lỗ", nhưng về lâu về dài thì họ vẫn phải tìm cách chế tạo động cơ phù hợp nếu không muốn tình trạng này lặp lại trong tương lai.


Được biết New Delhi sẽ trả tiền để Nga hoàn thiện nốt con tàu, họ sẽ tự liên hệ với Ukraine hoặc Đức để mua động cơ phù hợp cho chúng, đơn giá mà Ấn Độ phải bỏ ra là 600 triệu USD cho mỗi chiếc chiến hạm này.

Được biết New Delhi sẽ trả tiền để Nga hoàn thiện nốt con tàu, họ sẽ tự liên hệ với Ukraine hoặc Đức để mua động cơ phù hợp cho chúng, đơn giá mà Ấn Độ phải bỏ ra là 600 triệu USD cho mỗi chiếc chiến hạm này.


Theo yêu cầu của Ấn Độ, Nga sẽ tiến hành một số sửa đổi để tàu mang bệ phóng thẳng đứng của tên lửa hành trình diệt hạm siêu âm BrahMos thay vì Kalibr.

Theo yêu cầu của Ấn Độ, Nga sẽ tiến hành một số sửa đổi để tàu mang bệ phóng thẳng đứng của tên lửa hành trình diệt hạm siêu âm BrahMos thay vì Kalibr.


Tàu hộ vệ tên lửa Dự án 11356M lớp Grigorovich có lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.620 tấn và lên tới 4.035 tấn khi đầy tải; chiều dài 124,8 m; chiều rộng 15,2 m; mớn nước 4,2 m; thủy thủ đoàn 200 người.

Tàu hộ vệ tên lửa Dự án 11356M lớp Grigorovich có lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.620 tấn và lên tới 4.035 tấn khi đầy tải; chiều dài 124,8 m; chiều rộng 15,2 m; mớn nước 4,2 m; thủy thủ đoàn 200 người.


Theo thiết kế, tàu được trang bị hệ thống động cơ COGAG (kết hợp turbine khí - turbine khí), bao gồm 2 động cơ turbine khí hành trình DS-71 công suất 6.300 kW và 2 động cơ turbine khí đẩy DT-59 công suất 16.000 kW.

Theo thiết kế, tàu được trang bị hệ thống động cơ COGAG (kết hợp turbine khí - turbine khí), bao gồm 2 động cơ turbine khí hành trình DS-71 công suất 6.300 kW và 2 động cơ turbine khí đẩy DT-59 công suất 16.000 kW.


Tốc độ tối đa của chiến hạm Dự án 11356M là 30 hải lý/h (56 km/h), tầm hoạt động 4.850 hải lý khi chạy ở vận tốc tiết kiệm nhiên liệu14 hải lý/h, thời gian bám biển 30 ngày.

Tốc độ tối đa của chiến hạm Dự án 11356M là 30 hải lý/h (56 km/h), tầm hoạt động 4.850 hải lý khi chạy ở vận tốc tiết kiệm nhiên liệu14 hải lý/h, thời gian bám biển 30 ngày.


Vũ khí chủ lực của tàu gồm 8 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Kalibr-NK (có thể triển khai cả tên lửa đối đất lẫn tên lửa chống ngầm) và 2 cụm 12 ống phóng thẳng đứng của tên lửa phòng không tầm trung Shtil-1.

Vũ khí chủ lực của tàu gồm 8 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Kalibr-NK (có thể triển khai cả tên lửa đối đất lẫn tên lửa chống ngầm) và 2 cụm 12 ống phóng thẳng đứng của tên lửa phòng không tầm trung Shtil-1.


Ngoài ra trên con tàu 4.000 tấn này còn có 1 pháo hạm A-190 cỡ 100 mm, 2 hệ thống tên lửa - pháo phòng không Kashtan phòng thủ tầm cực gần, 4 ống phóng ngư lôi hạng nặng cỡ 533 mm và 2 dàn rocket săn ngầm RBU-6000.

Ngoài ra trên con tàu 4.000 tấn này còn có 1 pháo hạm A-190 cỡ 100 mm, 2 hệ thống tên lửa - pháo phòng không Kashtan phòng thủ tầm cực gần, 4 ống phóng ngư lôi hạng nặng cỡ 533 mm và 2 dàn rocket săn ngầm RBU-6000.

Theo Bạch Dương

An ninh thủ đô