1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nga "bóp chết" công nghiệp chế tạo máy bay Trung Quốc?

Ông Constantine Makiyenko - Phó giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ của Nga cho biết, Nga có thể sẽ bóp chết chương trình xuất khẩu máy bay J-10 (Phiên bản xuất khẩu là F-10) và FC-1 (JF-17) bằng cách không xuất khẩu động cơ máy bay cho Trung Quốc.


Xuất khẩu máy bay không chỉ là chiếm lĩnh thị trường mà còn khẳng định địa vị chính trị
 
Hiện Nga đang đẩy mạnh chương trình xuất khẩu MiG-29 và MiG-35 trên toàn cầu. Loại tiêm kích đánh chặn của Nga đang gặp phải sự cạnh tranh dữ dội của các loại máy bay khác như: JAS-39 Gripen của Thụy Điển, Typhoon của Liên minh châu Âu, Rafale của Pháp, J-10 và JF-17 của Trung Quốc.
 
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 J-31 của Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 J-31 của Trung Quốc.

Trong số này, Mikoian đánh giá JAS-39 có công nghệ tương đối hoàn thiện, chi phí cho mỗi giờ bay thấp (chỉ khoảng 4700USD), thấp hơn rất nhiều so với Rafale và Typhoon (17.000-18.000 USD/h). Loại máy bay này rất phù hợp cho những nước có diện tích nhỏ, ngân sách quốc phòng ít ỏi.

Tuy nhiên, nó có điểm yếu là một số bộ phận quan trọng trên máy bay phải nhập từ nước khác (ví dụ như động cơ nhập của Mỹ) gây khó khăn cho công tác sửa chữa, bảo dưỡng. Hơn nữa, công tác giám sát, quản lý xuất khẩu của Thụy Điển quá chặt chẽ dẫn đến “mất khách” (hiện mới có được 4 khách hàng với số lượng nhỏ).

Các máy bay của Tây Âu đối trọng được với MiG-29 và MiG-35 chỉ có Rafale và Typhoon. 2 loại máy bay này hơn MiG-29 khoảng “nửa thế hệ” nhưng không so được với phiên bản mới nhất của gia tộc MiG-29 là MiG-35, lại kém hẳn về kinh nghiệm thực chiến và khả năng đánh chặn. Hơn nữa, giá thành rẻ của các loại máy bay dòng họ MiG là một ưu thế rất lớn.

Tuy vậy, 2 loại máy bay của Trung Quốc có chất lượng thấp hơn nhiều nhưng giá cả còn rẻ hơn, là đối thủ cạnh tranh rất mạnh của MiG-29. Chính phủ Trung Quốc cũng sử dụng các chính sách trợ giúp xuất khẩu như các Kế hoạch hợp tác quốc phòng nên nó càng có ưu thế.

Pakistan nhất định không dùng đọng cơ Trung Quốc trên phiên bản xuất khẩu của FC-1 là JF-17

Pakistan nhất định không dùng đọng cơ Trung Quốc trên phiên bản xuất khẩu của FC-1 là JF-17

Hiện ngoài một số khách hàng trung thành của Nga như Ấn Độ và Việt Nam ra, một số đối tác lâu năm của Nga như: Venezuela, Algeria, Ai Cập, Sudan, Iran và Syria đang bị lóa mắt trước các món lợi mà Trung Quốc đưa ra và có chiều hướng ngã vào vòng tay Trung Quốc.

Các chuyên gia Nga cho biết, tuy thua kém toàn diện về tính năng, nhất là độ gia tốc và độ bền của động cơ nhưng giá của FC-1 chỉ bằng 1/3 của Mig-29 (10 triệu/35 triệu USD). Nếu Nga bán AL-31F và RD-93 cho Trung Quốc để họ lắp đặt trên những phiên bản xuất khẩu của J- 10 (là F-10) và FC-1 (JF-17 Thunder bán cho Pakistan) thì các nước này sẽ ngoảnh mặt với Mig-29.

Vấn đề này không còn đơn thuần là hoạt động chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu mà nó còn suy giảm địa vị chính trị của Nga, nâng cao tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các nước này. Vì vậy, Nga quyết định sẽ ra tay, bóp chết công nghiệp xuất khẩu máy bay của Trung Quốc bằng cách ngừng xuất khẩu động cơ máy bay cho Trung Quốc.

Trung Quốc sẽ lãnh đủ từ chiến lược “Xiết mới, nới cũ của Nga”

Từ năm 2005, Trung Quốc đã mua được 100 động cơ RD-93 của Nga với giá 238 triệu USD, sau đó tiếp tục đặt mua thêm 500 chiếc loại cải tiến, sau đó ngỏ ý muốn tiếp tục mua thêm 1000 chiếc nữa với giá hơn 3 triệu USD/bộ. Còn tính từ năm 2000 đến nay Nga đã ký 4 hợp đồng bán 399 động cơ AL-31F với giá hơn 4 triệu USD/chiếc cho Trung Quốc lắp ráp sản xuất máy bay J-10.

Phiên bản Su-34 của Nga dùng động cơ AL-31F-M1 hiện đại hơn các loại xuất sang Trung Quốc
Phiên bản Su-34 của Nga dùng động cơ AL-31F-M1 hiện đại hơn các loại xuất sang Trung Quốc.

Người Trung Quốc có thể mua thoải mái RD-93 và AL-31F, còn Nga đã nâng cấp 2 loại này lên chuẩn công nghệ cao hơn rất nhiều. Với thế hệ AL-31F của hãng NPO Saturn, Nga đã phát triển đến phiên bản AL-31F-M1 có lực đẩy 13.500kg, chuyên dụng cho Su-27SM, Su-27SM2, Su-33 và sau này là Su-34.

Còn RD-93 là phiên bản xuất khẩu đời đầu của RD-33 dùng cho Mig-29 của hãng OAO Klimov, lực đẩy hơn 9000kg. Hiện Nga đã phát triển đến biến thể cao nhất của nó là RD-33MK cũng có lực đẩy 11000kg. Loại này hiện đang được sử dụng trên các loại máy bay Mi-29K, Mig-29KUB và Mig-35.

Thế hệ động cơ WS-13 “Thái Sơn” là đứa con “nhân bản lỗi” của RD-93, được thử nghiệm trên loại máy bay FC-1 “Kiêu Long”, liên hợp sản xuất với Pakistan. Thế nhưng khi quyết định sản xuất với cái tên JF-17, Pakistan đã loại bỏ thẳng tay WS-13 khiến Trung Quốc phải vội vàng mua thêm RD-93 để lắp đặt cho họ.

Còn J-10 nếu không có AL-31F mà phải sử dụng WS-10 thì cũng trở thành máy bay bỏ đi giống J-11, không thể bán cho ai được. Nếu WS-10 và WS-13 là hoàn hảo, Trung Quốc đã không phải tiếp tục bỏ ra hàng tỷ USD để mua các loại động cơ bị họ coi là “chiếu dưới” so với WS-10 và WS-13 như AL-31FN và RD-93 và cũng không cần phải gạ gẫm mua 117S làm gì.

Mig-35 lắp đặt RD-33MK là phiên bản tiên tiến nhất của thế hệ RD-93
Mig-35 lắp đặt RD-33MK là phiên bản tiên tiến nhất của thế hệ RD-93

Chúng ta cần biết, trong chế tạo động cơ máy bay siêu âm, để lực đẩy tăng lên 1000kg đã là một bước tiến rất dài về công nghệ. Chính vì vậy, mặc dù có trong tay cả AL-31FN và RD-93 để sao chép nhưng động cơ nội địa dành cho máy bay thế hệ thứ 4 của Trung Quốc vẫn không đạt được yêu cầu chất lượng.

Hiện chiếc J-31 của Thẩm Dương vẫn đang phải sử dụng 2 động cơ RD-93 cải tiến tương đương RD-33MK và J-20 vẫn thử nghiệm với động cơ AL-31FN đã nói lên thực trạng công nghiệp sản xuất động cơ Trung Quốc. Đó là sự yếu kém trong sản xuất động cơ nội địa và sự phụ thuộc vào công nghệ động cơ của Nga.

Việc cấm xuất khẩu các động cơ thế hệ mới, chỉ bán các loại đã lỗi thời như AL-31FN và RD-93 để Trung Quốc trang bị cho máy bay của mình (J-10, JH-7, J-16, thử nghiệm J-20, J-31) và sử dụng chúng để nghiên cứu, mô phỏng thế hệ WS là một mũi tên trúng nhiều đích của người Nga.

 
AL-31FN – niềm mơ ước của máy bay Trung Quốc

AL-31FN – niềm mơ ước của máy bay Trung Quốc

Chính chính sách “xiết mới, nới cũ” này đã làm Bắc Kinh lạc lối trong định hướng phát triển và tụt hậu về công nghệ chế tạo động cơ. Có thể nói ngành công nghiệp sản xuất máy bay Trung Quốc quá phụ thuộc vào động cơ của Nga, nó mà “hắt hơi, sổ mũi” thì ngành Công nghiệp sản xuất máy bay Trung Quốc cũng lăn đùng ra ốm.

Vì vậy, nếu như Nga cắt nguồn cung động cơ RD-93, RD-33 và AL-31F thì không chỉ xuất khẩu máy bay Trung Quốc bị cắt cổ mà ngành công nghiệp sản xuất máy bay của Trung Quốc cũng có thể bị “đánh sập” bất cứ lúc nào.

Theo Nguyễn Ngọc
An ninh thủ đô