1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

New York chìm trong đêm biểu tình thứ 3 liên tiếp

(Dân trí) - Những người biểu tình ở New York và một vài thành phố khác của Mỹ vẫn tiếp tục các hoạt động phản đối trong đêm thứ 3 liên tiếp, mặc dù các công tố viên đã cam kết sẽ khởi tố viên cảnh sát làm chết người đàn ông da đen hồi tháng trước.

Một phụ nữ cầm biển đòi công lý cho nạn
nhân da đen Eric Garner bị ngộ sát hồi tháng 7 vừa qua.

Một phụ nữ cầm biển đòi công lý cho nạn nhân da đen Eric Garner bị ngộ sát hồi tháng 7 vừa qua.

Trong đêm biểu tình thứ ba liên tiếp, số lượng người tham gia đã giảm xuống chỉ còn vài trăm người, thay vì là hàng nghìn người như hai đêm trước.

Những người biểu tình mang theo tấm biển “Tôi không thở được” để tưởng nhớ cái chết của Eric Garner, một người đàn ông da đen 43 tuổi, cha của 6 người con, bị sỹ quan cảnh sát Daniel Pantaleo ghì cổ chết ngạt cách đây 5 tháng.

 “Chính phủ đã tạo ra "quỷ dữ" và để họ lộng hành”, nữ y tá Soraya Soi Free, 45 tuổi, hét lên trong dòng người biểu tình.

Một số người biểu tình quá khích còn tràn vào một cửa hàng Apple ở Công viên trung tâm, cửa hiệu Macy’s ở quảng trường Heral, chiếm giữ một trong hai ga tàu điện ngầm lớn nhất New York, phong tỏa Đại lộ số 5 và làm tắc nghẽn giao thông ở vùng Mahattan.

Nhiều người chọn cách biểu tình hòa bình hơn khi nằm dài trên vệ đường, vỉa hè và những nơi công cộng giữa trởi Đông giá rét khắc nghiệt

Đây là đêm biểu tình thứ ba liên tiếp của người dân thành phố New York để phản đối cái chết của Eric Garner cũng như Akai Gurley, một nam thanh niên da đen 28 tuổi, bị cảnh sát da trắng Peter Liang bắn chết hồi tháng trước tại một khu cầu thang nhà cao tầng ở Brooklyn.

Nhiều người xuống đường biểu tình trong đêm bất chấp thời tiết giá lạnh.

Nhiều người xuống đường biểu tình trong đêm bất chấp thời tiết giá lạnh.

Các cuộc biểu tình đã buộc công tố quận Brooklyn Kenneth Thompson quyết định sẽ khởi tố sỹ quan cảnh sát Peter Liang vì tội vô ý giết người.

Phán quyết của công tố Kenneth Thompson được kỳ vọng sẽ làm dịu phần nào làn sóng tức giận của người dân Mỹ phản đối việc cảnh sát lạm dụng vũ lực gây ra cái chết cho nhiều người da đen ở nước này, vốn bùng phát kể từ khi bồi thẩm đoàn hạt St Louis ở bang Missouri ra phán quyết  miễn truy tố cảnh sát da trắng khác bắn chết một nam thanh niên da đen 18 tuổi ở thị trấn Ferguson hôm 9/8.

Phán quyết của bồi thẩm đoàn hạt St Louis đã châm ngòi cho làn sóng biểu tình và bạo động tại Ferguson trong suốt 2 ngày sau đó và khiến hàng trăm người bị bắt giữ. Hàng trăm cuộc biểu tình cũng đã diễn ra ở 137 thành phố tại 37 bang của nước Mỹ trong làn sóng phản đối lớn nhất ở nước này trong nhiều năm trở lại đây.

Tuy nhiên, hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy làn sóng biểu tình phản đối lực lượng cảnh sát sẽ sớm chấm dứt, nhất là sau khi có thêm thông tin về một vụ sát hại khác xảy ra hôm 4/11 ở Phoenix, bang Arizona.

Trong vụ việc này, một cảnh sát da trắng cũng đã bắn chết một người đàn ông da đen không có vũ trang ở bên ngoài một cửa hàng. Vụ việc xảy ra trong lúc cảnh sát đang điều tra một vụ án ma túy và khiến người dân Phoenix lũ lượt xuống đường biểu tình.

Vũ Anh

Tổng hợp