1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

NATO đen tối nên sợ Nga?

Moskva mới chỉ động binh bên trong lãnh thổ của mình trong khi NATO đưa quân và vũ khí áp sát biên giới Nga.

“200 binh sĩ không phải là tập trận”

Khi được hỏi về cuộc tập trận của Canada ở Bắc Cực với 200 binh sĩ tham gia, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov hôm 21/3 đã nói thẳng: “200 người – đối với chúng tôi đó không phải là tập trận”.

Phát biểu của ông Antonov cũng cho thấy thái độ “coi thường” của Nga đối với các cuộc tập trận của các nước NATO, dù là đơn lẻ hay tập trận chung, với sự tham giả của vài trăm tới vài nghìn binh sĩ.
 
Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoy Antonov

Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoy Antonov

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mới đây cho biết trong năm 2015, khối quân sự này sẽ tăng cường các cuộc tập trận với cường độ và quy mô lớn nhất kể từ sau thời kỳ chiến tranh Lạnh, cũng như đẩy nhanh quá trình thành lập lực lượng phản ứng nhanh (VJTF) gồm 5.000 quân triển khai ở các nước đồng minh phía Đông như Ba Lan và các nước Baltic.

Trong tháng Tư tới, NATO sẽ có cuộc tập trận chuẩn bị và triển khai nhanh đầu tiên. Sau đó vào tháng 6/2015, NATO sẽ có cuộc tập trận thứ hai về khả năng triển khai nhanh quân từ Đức, Hà Lan, Na Uy và CH Séc tới khu vực huấn luyện Zagan ở miền Tây Ba Lan để đối phó với một cuộc khủng hoảng đang hình thành.

Cuộc tập trận lớn nhất của NATO trong năm 2015 dự kiến sẽ diễn ra vào tháng Mười và Mười một tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với sự tham gia của 25.000 quân từ hầu hết các nước thành viên của khối. Đây sẽ là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất của NATO từ nhiều năm qua.

Thời gian vừa qua, các nước NATO cũng rất tích cực tập trận theo “nhóm” ở các khu vực nằm gần Nga. Tuy nhiên, quy mô của các cuộc tập trận này chủ yếu mang tính biểu tượng vì chỉ có vài trăm lính tham gia.
 
Lính Mỹ trong cuộc tập trận Saber Strike 2014 tại Litva

Lính Mỹ trong cuộc tập trận Saber Strike 2014 tại Litva

Mới đây nhất, hôm 22/3, NATO đã khởi động cuộc tập trận quốc tế "Operation Summer Shield - XII" với sự tham gia của 1.100 binh sĩ đến từ các nước Latvia, Litva, Mỹ, Anh, Luxemburg và Canada. Năm ngoái, cuộc tập trận này chỉ có 600 binh sĩ Latvia, Estonia và Mỹ tham gia.

Hãy thử so sánh những con số của NATO với Nga trong các sự kiện vừa qua.

Ngày 19/3, theo lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Moskva đã tăng gấp đôi quân số tham gia các cuộc tập trận quy mô lớn lên 80.000 binh sĩ tại các khu vực trên khắp đất nước, từ Bắc Cực tới vùng viễn Đông cho đến khu vực Caucasus ở miền Nam. Ông Putin đồng thời ra lệnh triển khai các máy bay ném bom hạt nhân tại Crimea một năm sau khi bán đảo này được sáp nhập vào Nga.

Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov nói: "Quân số tham gia các cuộc tập trận đã tăng lên 80.000 người và số lượng máy bay cũng tăng lên 220 chiếc".

Nato phản ứng...

Theo báo chí Nga, các cuộc tập trận nay huy động hầu hết các loại vũ khí hiện đại, trong đó có cả máy bay ném bom chiến lược, tổ hợp tên lửa “Iskander”, các phương tiện liên lạc và vũ khí chống tầu ngầm.

Trong các cuộc tập trận vừa qua, Bộ Quốc phòng Nga tiến hành điều chuyển quân sang các hướng phía Tây, phía Bắc và phía Nam. Trong đó, động thái đáng chú ý là việc Nga đưa đến Crimea máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 có khả năng mang tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân. Các máy bay này cũng được đưa đến tỉnh Kaliningrad, trong khi các đơn vị quân đội ở vùng biển Baltic được tăng cường các tổ hợp tên lửa “Iskander” bố trí trên các tàu chiến thuộc Hạm đội Baltic.
 
Mỗi năm Nga tiến hành trung bình 3.500 cuộc tập trận các quy mô

Mỗi năm Nga tiến hành trung bình 3.500 cuộc tập trận các quy mô

Tại biển Barent, các tàu ngầm Nga và máy bay cũng diễn tập tìm kiếm tàu ngầm của đối phương, trong khi tại Nizhegorod, các loại xe tăng đời mới được tổ chức bắn đạn thật.

Trong một diễn biến khác, các lực lượng quân đội mới được thành lập ở Bắc Cực thực hiện diễn tập đổ bộ và tại khu vực Bắc Kavkaz, hơn 2.000 sỹ quan liên lạc và hơn 500 đơn vị kỹ thuật đặc biệt cũng tham gia vào các tình huống chiến tranh giả định.

Đối với lực lượng lục quân, Bộ Quốc phòng Nga vừa thực hiện cuộc hành quân kéo dài hơn 300 km tại Stavropol và hơn 50km tại Bắc Ossetia.

Điều đáng chú ý là Nga đồng loạt tập trận trên tất cả các khu vực chiến lược dễ xảy ra chiến tranh tiềm tàng như Crimea, Bắc Cực, Kaliningrad và huy động hầu hết các loại hình vũ khí hiện đại. Qua xem xét các tình huống giả định có thể thấy kẻ thù tiềm tàng của Nga là các nước thành viên NATO, bởi hiện nay khó có một đối thủ nào trên thế giới đủ sức gây hấn với Nga cùng lúc trên nhiều mặt trận.
 
Máy bay Tu-22M3 của Nga

Máy bay Tu-22M3 của Nga

Trong khi đó, một số nhà phân tích độc lập nhấn mạnh đây là cách Nga phô trương lực lượng nhằm đáp trả lại các hành động gây hấn của NATO, đứng đầu là Mỹ, ở sát biên giới Nga thời gian vừa qua.

NATO ngay lập tức có phản ứng khi Tổng Thư ký khối quân sự này tuyên bố các hành động của Nga đe dọa sự ổn định của thế giới. Ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng theo các thoả thuận quốc tế, Nga cần công khai thông tin và tiến hành tham vấn các đối tác trước khi tiến hành tập trận để giải toả những lo ngại và hiểu nhầm không đáng có.

NATO cũng khẳng định sự cần thiết phải duy trì các cuộc tiếp xúc với Nga để nâng cao tính minh bạch trong quan hệ và tránh đưa hai bên đi đến “điểm chết”.

Quan chức NATO dường như đã cố tình quên rằng chính họ mới là phía đưa binh sĩ và vũ khí áp sát biên giới Nga. Ngoài các cuộc tập trận tăng cường, thì NATO, đặc biệt là Mỹ, trong vòng hơn một năm trở lại đây, tích cực tổ chức các hoạt động củng cố lực lượng, hiện đại hóa cơ sở vật chất và kỹ thuật ở các nước đồng minh Đông Âu.
Binh sĩ NATO tập trận Silver Arrow tại Latvia hồi tháng 10/2014
Binh sĩ NATO tập trận Silver Arrow tại Latvia hồi tháng 10/2014

Một số sân bay quân sự bỏ hoang trước đây đã được Mỹ phục hồi và ba nước cộng hòa Baltic cũng được tăng cường thêm 20.000 binh lính Mỹ cùng nhiều máy bay do thám và ném bom chiến lược.

Tuần trước, Mỹ cũng có cuộc tập trận chung với Ukraine ở biên giới phía Tây nước này và lần lượt có các cuộc điều chuyển quân ở Đức, Romania, Ba Lan, Estonia.

Bên cạnh đó, 2 tàu sân bay và 6 tàu chiến Mỹ cũng được lệnh đến Địa Trung Hải và Biển Đen. Toàn bộ những động thái này không thể không khiến Nga lo ngại.

Với những diễn biến trên thực địa, không khó để đánh giá bên nào đang “gây hấn”. Nga mới chỉ động binh trong lãnh thổ của mình, trong khi NATO hết tập trận riêng, chung lại “túm năm tụm ba” ngay sát biên giới Nga. Chỉ có thể lý giải cho phản ứng “la làng” của NATO bằng nhận định liên minh quân sự này luôn có các mưu đồ đen tối và “suy bụng ta ra bụng người”.

Theo Phi Long
Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm