1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Mỹ tung Kế hoạch B, ép Nga phải đàm phán, rút quân

Việc Mỹ ỡm ờ về bản “Kế hoạch B” trong thời điểm thực thi lệnh ngừng bắn Geneva có liên quan gì đến việc Nga nhanh chóng rút quân khỏi Syria?

Mỹ tung ra “Kế hoạch B” ở Syria trong bối cảnh nào?

Ngày 12-4, tờ Wall Street Journal (WSJ) đã dẫn nguồn tin từ quan chức giấu tên, tiết lộ chi tiết “Kế hoạch B” của Hoa Kỳ ở Syria, sẽ được Washington áp dụng, nếu thỏa thuận ngừng bắn ở Syria (đạt được trong cuộc hòa đàm ở Geneva -Thụy Sĩ) bị phá vỡ.

Hồi cuối tháng 2 vừa qua, Mỹ đã bất ngờ tuyên bố không nhìn thấy chỗ đứng của đương kim Tổng thống Syria Bashar al-Assad trên vũ đài chính trị tương lai của đất nước, đồng thời bóng gió về một “Kế hoạch B” trong trường hợp tiến trình hòa bình Syria lâm vào bế tắc.

Theo các nguồn tin, CIA khẳng định với các đồng minh Ả rập và Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với phe đối lập là, “Kế hoạch B” sẽ được triển khai ngay lập tức nếu lệnh ngừng bắn và tiến trình giải quyết chính trị trong nước (được gọi là “Kế hoạch A”) bị vi phạm và chiến sự tái bùng phát.

Tuyên bố này ngay lập tức đã thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng quốc tế và khiến Nga “sôi lên sùng sục”. Các quan chức Nga tuyên bố không bao giờ chấp nhận bất cứ một “Kế hoạch B” hay “phương án xyz” nào đó.

Moscow tuyên bố không hề biết về sự tồn tại của “Kế hoạch B” mà Mỹ chuẩn bị cho Syria, việc Washington tuyên bố về sự tồn tại một kế hoạch B khiến Nga quan ngại và kêu gọi Hoa Kỳ nên tập trung mọi nỗ lực vào việc thực thi thỏa thuận ngừng bắn mà các bên đã đạt được.

Thậm chí, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố rằng, Nga không cho phép “ngay cả trong suy nghĩ” về một kế hoạch thay thế khác để giải quyết tình hình Syria, và coi đó là “một trong những nỗ lực nhằm phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn”.

Mỹ công bố “Kế hoạch B” trong bối cảnh lệnh ngừng bắn bắt đầu được thực thi
Mỹ công bố “Kế hoạch B” trong bối cảnh lệnh ngừng bắn bắt đầu được thực thi

Được biết, tuyên bố của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh cuộc đàm phán về hòa bình Syria đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn tạm thời ở Syria vào lúc 12h trưa ngày 26-12-2015, nhưng đang còn quá nhiều khúc mắc và chiến sự có thể tái diễn bất cứ lúc nào.

Trong hiệp định đình chiến này, chỉ có tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS và al-Qaeda Syria (al-Nusra) là nằm ngoài phạm vi chế ước, do bị liệt vào danh sách khủng bố của Liên Hợp Quốc, tức là liên quân Nga-Syria có thể tấn công chúng sau khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực.

Vào thời điểm đó, quân chính phủ Syria đang có lợi thế lớn trên khắp các chiến trường, quân đội Syria đã bước đầu mở được các chiến dịch tấn công lớn, Nga hoàn toàn có khả năng tiếp tục hỗ trợ Assad giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn đất nước, không cần đàm phán với phe đối lập.

Ngừng bắn, rút quân, Nga để lại rắc rối cho Syria

Trong số các nước can thiệp vào Syria, Nga có quyết tâm cao nhất và xác định mục tiêu rõ ràng nhất, đồng thời có sức mạnh quân sự nổi bật nhất, có lực lượng quân sự đồn trú vững vàng ở Syria. Đó là ưu thế lớn của Nga so với Mỹ và liên quân vốn mỗi người một mục đích khác nhau.

Nếu không hòa đàm hoặc thỏa thuận ngừng bắn ở Geneva bị phá vỡ, chiến sự tiếp diễn thì các phe nhóm đối lập ôn hòa của Mỹ có nguy cơ bị tiêu diệt rất cao. Mà tiêu diệt các phe nhóm đối lập mới chính là nhiệm vụ trọng tâm của liên quân Nga - Syria.

Nga bước vào hòa đàm trong bối cảnh quân đội Syria đang chiến thắng trên chiến trường
Nga bước vào hòa đàm trong bối cảnh quân đội Syria đang chiến thắng trên chiến trường

Nhiệm vụ trọng tâm đang thực hiện thuận lợi, vì sao Moscow và Damascus phải dừng lại? Tại sao Nga lại vứt bỏ ưu thế quân sự rất lớn để đổi lấy ưu thế về chính trị trên bàn đàm phán vốn rất mong manh, bất chấp việc chính quyền Syria của ông Assad lúc đó bày tỏ thái độ không hài lòng ra mặt?

Nếu thỏa thuận ngừng bắn ở Geneva được thực thi nghiêm túc, hiện trạng chiếm đóng của các phe nhóm đối lập vẫn được giữ nguyên, tất cả các cụm quân của những lực lượng đối lập chống Assad đang đồn trú xen kẽ nhau ở Tây Bắc, Tây Nam và khu vực Trung tâm và cả khu vực phía nam Syria.

Đây là một thực trạng mà không ai mong muốn, nhất là chính quyền Assad vì giữ nguyên tình trạng các nhóm phiến quân “cát cứ” khắp đất nước là điều hết sức nguy hiểm, bởi ngừng bắn không có nghĩa là chúng đã giải giáp mà đang âm thầm củng cố lực lượng.

Các phe nhóm đối lập có thể tranh thủ thời gian này nhận thêm viện trợ vũ khí cho những đợt tấn công mới nguy hiểm hơn. Chấp nhận hòa đàm tức là Syria đang biến việc “gỡ ngòi nổ” của một quả bom thành việc làm cho đồng hồ kích giờ của nó tạm dừng lại.

Quân đội Syria cần phải tiếp tục đà tiến công để quét sạch chúng khỏi lãnh thổ đất nước, nếu không, kể cả sau này có hình thành hội đồng chuyển tiếp thì chỉ cần 1 mâu thuẫn nhỏ là chiến sự có thể bùng phát bất cứ lúc nào, Syria lại quay trở về nguyên trạng trước khi Nga can thiệp quân sự.

Tại sao đang tràn đầy hy vọng chiến thắng Nga lại chủ động đề xuất hòa đàm Geneva và ký thỏa thuận ngừng bắn? Tại sao Nga còn cấm quân đội Syria không được đáp trả các khiêu khích của phe đối lập, đồng thời sau đó tuyên bố rút lực lượng chính ở Syria về nước vào ngày 15-3?

Tất cả những câu hỏi “vì sao” Nga bỏ lợi thế, chấp nhận hiện trạng chiếm đóng của các nhóm vũ trang đối lập, gieo mầm họa về sau cho Syria đều xuất phát từ việc Mỹ mập mờ công bố bản “Kế hoạch B”.

Wall Street Journal công bố nội dung “Kế hoạch B”

Theo Wall Street Journal dẫn nguồn tin từ quan chức giấu tên cho biết, “Kế hoạch B” của Mỹ tuy đơn giản nhưng có hiệu quả rất cao. Nhưng nếu kế hoạch này được thực hiện, nó rất có thể sẽ mang lại tai họa cho Nga, Syria và cả khu vực Trung Đông.

Theo đó, Mỹ sẽ cung cấp vũ khí “mạnh” hơn cho phe “đối lập ôn hòa” ở Syria, bao gồm những hệ thống vũ khí sẽ giúp họ tấn công được máy bay chiến đấu và các vị trí của lực lượng pháo binh quân đội Syria, giúp họ đánh bại quân đội trung thành với chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.

Như vậy, Mỹ đã quyết định là nếu thỏa thuận ngừng bắn Syria bị phá vỡ, nước này sẽ cung cấp cho các phe nhóm phiến quân chống chính quyền Assad các loại vũ khí phòng không và tấn công mặt đất tối tân, có khả năng phản pháo lực lượng pháo binh Syria.

Nếu chiến sự lại bùng phát và kế hoạch này được thực hiện, trong tình huống Nga vẫn duy trì cường độ và mật độ tấn công lực lượng phiến quân đối lập như trước, rất có thể chúng sẽ bắn hạ không chỉ các máy bay của quân đội Syria mà cả các chiến đấu cơ của Nga.

Wall Street Journal tuyên bố Mỹ sẽ cung cấp vũ khí phòng không cho đối lập Syria
Wall Street Journal tuyên bố Mỹ sẽ cung cấp vũ khí phòng không cho đối lập Syria

Điều nguy hiểm hơn nữa là các phe nhóm đối lập Syria được sự hậu thuẫn của Mỹ và các nước Ả Rập trong khu vực như Saudi Arabia hay Thổ Nhĩ Kỳ đều có quan hệ với 2 nhóm nằm trong danh sách khủng bố là Nhà nước Hồi giáo IS và al-Nusra (chi nhánh al-Qaeda ở Syria).

Ví dụ như tổ chức Quân đội Syria Tự do (FSA, do Mỹ đào tạo) đã liên kết với al-Nusra (chi nhánh al-Qaeda) và Ahrar al-Sham (Nhân dân Syria tự do, do các nước Ả Rập hậu thuẫn), thành lập liên minh “Đội quân Chinh phục” (tức Jaish al-Fatah trong tiếng Arab, tiếng Anh là Army of Conquest).

Trước đây, Mỹ và đồng minh cứ viện trợ vũ khí hạng nặng gì cho FSA và Ahrar al-Sham thì al-Nusra đều có (ví dụ tên lửa chống tăng TOW). Do đó, nếu họ viện trợ những vũ khí phòng không cho phiến quân đối lập Syria thì rất có thể chúng sẽ lọt vào tay các ổ nhóm khủng bố.

Nếu điều này xảy ra thì tất cả các máy bay thương mại có kích thước lớn, tốc độ bay chậm có thể sẽ gặp nguy cơ bị bắn hạ bất cứ lúc nào. “Kế hoạch B” của Mỹ sẽ mang lại thảm họa không chỉ cho Nga và Syria, mà đối với cả toàn khu vực Trung Đông.

Tuy nhiên, việc Washington cung cấp thêm vũ khí dù mạnh hơn rất nhiều cũng không thể giúp phe đối lập có thể chiến thắng được quân đội Syria với sự hỗ trợ của Nga. Do đó, “Kế hoạch B” như tuyên bố của Wall Street Journal không thể giúp Mỹ lật ngược được tình thế ở Syria.

Vậy đằng sau nó còn có những gì khiến Moscow phải chấp nhận hòa đàm, buộc chính quyền Assad đàm phán với phe đối lập và sau đó tuyên bố rút quân, để lại đất nước Syria ngổn ngang như “tấm lá rách”, với các nhóm phiến quân còn kiểm soát khắp đất nước.

(Điều này chúng ta sẽ tìm hiểu trong kỳ sau).

Theo Thiên Nam

Đất Việt