1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Mỹ - Trung: Mối quan hệ phức tạp chi phối thế giới - P3

Đối lập nhau song cùng hỗ trợ nhau, Mỹ và Trung Quốc cùng xuất hiện trong một mối quan hệ ngày càng trở nên phức tạp.

Mỹ - Trung: Mối quan hệ phức tạp chi phối thế giới - P3 - 1

Tổng thống Mỹ Barack Obama (thứ hai, phải) tổ chức tiệc chiêu đãi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ ba, trái) đang trong chuyến thăm Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)

4. Có phải kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn?

Thông tin gần đây cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang gặp một số vấn đề. Đó là sự thật, song có một sự thật khác là kinh tế Trung Quốc vẫn còn nhiều tiềm năng.

Tăng trưởng của Trung Quốc đang chậm lại. Sau nhiều thập kỉ tăng trưởng phi mã, kinh tế Trung Quốc đang chững lại với mức 7,7% năm ngoái, và đang cho thấy dấu hiệu của việc tiếp tục giảm. Điều này khiến các quốc gia trên thế giới lo lắng, đặc biệt là các nước xuất khẩu nhiều tài nguyên vào Trung Quốc như Australia và Brazil. Nhưng với Trung Quốc, việc tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại không hẳn là một chuyện xấu.

Thứ nhất, việc chậm lại là khá tự nhiên sau quá nhiều năm tăng nóng. Trên tất cả các khía cạnh, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc được xếp vào loại phi thường. Chất lượng cuộc sống ở Trung Quốc đã tăng gấp 8 lần trong 30 năm, trong khi để làm được điều đó, Mỹ cần 122 năm và nước Nhật cần 80 năm. Theo nhận định của một số nhà kinh tế, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đang chậm lại một phần bởi vì quốc gia này đã thành công sớm.

Khi kinh tế Trung Quốc phát triển, tiền lương của công nhân cũng tăng theo. Đây là điều đáng mừng với những người Trung Quốc bình thường bởi nó đồng nghĩa họ có thể mua thực phẩm tốt hơn, nhà tốt hơn, xe hơi tốt hơn và có dịch vụ y tế tốt hơn.

Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc công việc sản xuất chi phí thấp đang có xu hướng rời thị trường Trung Quốc để đến những quốc gia có chi phí thấp hơn như Việt Nam, Bangladesh, thậm chí là Mexico. Trung Quốc cũng đã dùng vơi phần lớn điều mà các nhà kinh tế gọi là tăng trưởng “đuổi bắt” từ việc sử dụng công nghệ của các thị trường phát triển hơn. Khi các quốc gia đuổi bắt và giàu có hơn, tốc độ tăng trưởng của các quốc gia đó có xu hướng chậm lại.

Câu hỏi được đặt ra là Trung Quốc sẽ lựa chọn đi tiếp về đâu. Đất nước này cần phát triển những nguồn tăng trưởng mới phù hợp với vị thế là một quốc gia giàu có hơn, với một lực lượng lao động được có kĩ năng hơn và được trả lương cao hơn.

Nhưng tiến trình hướng tới mục đích này của Trung Quốc lại không chắc chắn. Muốn người dân có việc làm, nhưng thay vì dồn sức tìm ra các nguồn tăng trưởng mới cho nền kinh tế, chính phủ thường viện đến những biện pháp lãng phí và mạnh tay để chống đỡ cho sự tăng trưởng.

Khi các mặt hàng xuất khẩu ra thế giới bị chậm lại do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Trung Quốc bơm tiền vào đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà ở... Nhiều khoản đầu tư hữu ích và mang lại lợi nhuận, song cũng không ít khoản đầu tư không mang lại hiệu quả lợi nhuận cũng theo thời gian mà giảm dần.

Một thách thức khác với Trung Quốc là dân số đang già nhanh chóng, một phần vì chính sách một con. Điều này có nghĩa một lực lượng người lao động nhỏ hơn sẽ sớm phải gồng mình hỗ trợ một lượng lớn người về hưu, cũng như nuôi sống chính bản thân mình. Đó là trạng thái có thể đánh đắm nền kinh tế. Trong nhiều năm qua, các nhà kinh tế vẫn luôn đặt ra câu hỏi: “Liệu Trung Quốc có già đi trước khi kịp giàu?”. Câu trả lời vẫn còn đang bỏ ngỏ.

5. Liệu Trung Quốc có vượt Mỹ trở thành siêu cường thế giới?

Những cuộc khảo sát gần đây cho thấy người Mỹ rất lo lắng về các cuộc tấn công mạng được cho là do hacker Trung Quốc thực hiện cũng như sức mạnh quân sự đang tăng lên của Trung Quốc. Người Mỹ cũng lo lắng về việc Trung Quốc nắm giữ nhiều nợ của mình dù trên thực tế, FED mới chính là chủ nợ lớn nhất của nước này.

Một điều thú vị là, nhiều người Mỹ có vẻ tin rằng Trung Quốc đã là siêu cường thế giới. Nhưng đó không phải là sự thật và không có vẻ sẽ xảy ra trong tương lai gần.

Trên gần như mọi phương diện, Mỹ vẫn là siêu cường của thế giới, với sức mạnh quân sự lớn hơn, sức mạnh kinh tế lớn hơn và sức ảnh hưởng tới các nước khác lớn hơn so với Trung Quốc. Có thể chúng ta đang từ từ tiến tới một thế giới lưỡng cực nhưng chúng ta vẫn chưa đến thời điểm đó.

Mỹ - Trung: Mối quan hệ phức tạp chi phối thế giới - P3 - 2

Hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc trên bãi Vành Khăn, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Nhưng điều đã rõ ràng là việc Trung Quốc đã trở thành một cường quốc khu vực, có khả năng chống lại Mỹ ở Đông Á. Và đây tiếp tục là một khu vực xung đột. Mỹ muốn duy trì sự hiện diện tại châu Á, còn Trung Quốc muốn kiểm soát khu vực của mình và ngăn Mỹ làm điều trên.

Ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn với tuyên bố chủ quyền của đồng minh của Mỹ, bao gồm Hàn Qốc, Nhật Bản và Philippines, Trung Quốc đang cố kiềm chân Mỹ khỏi việc can thiệp quá sâu vào những nơi nước này coi là thuộc chủ quyền.

7. Mỹ nên coi Trung Quốc là một mối đe dọa hay một cơ hội?

Mối quan hệ Mỹ - Trung là một mối quan hệ sâu rộng và phức tạp: ở đó, cả hai vừa là đối tác thương mại, vừa trao đổi các chương trình du học, cùng hợp tác sản xuất phim, cùng diễn tập quân sự, chống khủng bố, nghiên cứu bệnh dịch, nhưng cả hai vẫn còn những khác biệt trong cách tiếp cận nhiều vấn đề.

Trong bối cảnh hiện nay của thế giới, mối quan hệ này ảnh hưởng lớn đến tình hình thế giới. Như sự đánh giá của các chuyên gia, những vấn đề lớn toàn cầu và khu vực trở nên dễ xử lí hơn khi Mỹ và Trung Quốc cộng tác hoặc ít nhất không đi ngược nhau, và sẽ trở nên khó xử lí và nguy hiểm hơn nếu hai quốc gia này trống đánh được kèn thổi xuôi.

Theo Anh Tiếu/The Washington Post

Mỹ - Trung: Mối quan hệ phức tạp chi phối thế giới - P3 - 3