1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Mỹ-Triều Tiên: Bên bờ vực nhưng khó có chiến tranh

Các diễn biến dồn dập vừa qua trên bán đảo Triều Tiên tạo ra không khí về cuộc chiến đang gần kề, tuy vậy, nhiều khả năng chiến sự khó có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân đó sẽ giữ các bên không thể vượt qua "lằn ranh đỏ".

Hiện Mỹ đang tập trung một lực lượng lớn về bán đảo Triều Tiên. Hôm 17-4, Yonhap dẫn nguồn tin từ chính quyền Seoul cho hay Lầu Năm Góc đã ra lệnh tập trung 3 nhóm tàu sân bay gồm USS Carl Vinson, USS Ronald Reagan và USS Nimitz sẽ đến vùng biển nằm giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản.

Đây là lần hiếm hoi cả 3 nhóm tàu sân bay này của Mỹ hội quân tại khu vực nằm gần bán đảo Triều Tiên. Động thái biểu dương lực lượng của Mỹ được tiết lộ giữa lúc căng thẳng leo thang trên bán đảo này. Cùng với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc, thì việc xuất hiện của 3 nhóm tàu sân bay trên là một cuộc tập trung lực lượng khổng lồ hiếm thấy của Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á.

Một loại tên lửa đạn đạo của Triều Tiên tự sản xuất. Ảnh: Reuters.
Một loại tên lửa đạn đạo của Triều Tiên tự sản xuất. Ảnh: Reuters.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong chuyến thăm tới Hàn Quốc đã tái khẳng định bảo vệ đồng minh Seoul, đồng thời tuyên bố “thời kỳ kiên nhẫn” với Triều Tiên đã qua

Tất cả những hành động đó xảy ra sau khi Triều Tiên tổ chức một cuộc diễu binh lớn nhân 105 ngày sinh của cố Lãnh tụ Kim Nhật Thành và phóng thử một tên lửa tầm trung. Những hành động "lên gân" của cả Bình Nhưỡng và Washington đang khiến nhiều người nghĩ tới một cuộc chiến tranh, tuy vậy điều này khó xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân đầu tiên và có lẽ cũng quan trọng nhất đó là cái giá quá lớn mà Mỹ và đồng minh phải trả nếu thực hiện một cuộc tấn công nhằm xóa sổ chính quyền hiện tại ở Bình Nhưỡng.

Hiện thủ đô Hàn Quốc chỉ cách khu giới tuyến phi quân sự DMZ vài chục km, hoàn toàn nằm trong tầm bắn của các loại pháo của Triều Tiên, một khi có chiến tranh thì thành phố với 10 triệu dân trong đó có 200.000 người Mỹ chắc chắn sẽ chịu những cuộc bắn phá khủng khiếp từ Bình Nhưỡng.

Nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới liệu có chấp nhận đánh đổi những thành quả phát triển kinh tế trong hàng chục năm qua để tiêu diệt chính quyền ở phía bắc giới tuyến hay không?

Mỹ-Triều Tiên: Bên bờ vực nhưng khó có chiến tranh - 2

Tên lửa của Triều Tiên trong cuộc duyệt binh kỷ niệm sinh nhật cố Lãnh tụ Kim Nhật Thành. Ảnh: Reuters.

Nhật Bản là đồng minh quan trong bậc nhất của Washington tại Đông Á, quốc gia có các căn cứ quân sự Mỹ rải rác trên lãnh thổ và Tokyo cũng hiểu rằng họ cũng là một mục tiêu bị tấn công nếu Bình Nhưỡng tiến hành trả đũa.

Hơn nữa, Triều Tiên hoàn toàn không yếu như Syria - quốc gia vừa hứng chịu cuộc tấn công của 59 tên lửa Tomahawk của Mỹ. Hàng chục năm đầu tư cho quốc phòng, Bình Nhưỡng là một trong những nước sở hữu đội quân thường trực lớn nhất thế giới.

Lực lượng tên lửa chiến lược của Triều Tiên đủ sức tung đòn trả đũa tới cả lãnh thổ Mỹ khi cần. Kể cả khi Mỹ vô hiệu hóa được hoàn toàn các vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, thì kho vũ khí sinh hóa học và thông thường của quốc gia này vẫn là mối lo đáng kể với bất cứ một chiến lược gia quân sự nào.

Trang quân sự Scout phân tích rằng, nếu chính quyền Tổng thống Trum quyết định can thiệp vào Triều Tiên để "chấm dứt" thì các cuộc không kích bằng máy bay và tên lửa cũng khó có thể vô hiệu hóa sức mạnh quân sự của Bình Nhưỡng.

Dẫn lời nguyên Chuẩn Đô đốc Mike McDevitt, một thành viên cao cấp tại Trung tâm phân tích của Hải quân Mỹ, tờ National Interest cho rằng: Sau cuộc chiến tranh 1950-1953, Bình Nhưỡng đã tích cực chuẩn bị cho tình huống phải chống trả lại các đợt không kích dữ dội từ Mỹ và đồng minh.

Tên lửa phòng không S-125 của Triều Tiên.
Tên lửa phòng không S-125 của Triều Tiên.

Ông McDevitt nhấn mạnh rằng, Triều Tiên có hơn 60 năm để chuẩn bị cho cuộc chiến. Thật vậy, Bình Nhưỡng được cho là đã xây dựng một hệ thống hầm ngầm khổng lồ để cất giữ các loại vũ khí, cũng như chương trình hạt nhân của mình.

Hơn nữa sức mạnh phòng không của Triều Tiên cũng là một yếu tố khiến giới quân sự Mỹ phải tính tới. Chuyên gia phân tích Vasily Kashin thuộc trường Đại học Kinh tế cao cấp Moscow, Nga cho rằng Triều Tiên đã xây dựng được một hệ thống phòng không khổng lồ, dù đa phần lạc hậu nhưng cũng đầy nguy hiểm.

Theo ông Kasin, nền công nghiệp của Bình Nhưỡng phần nào tương tự như công nghệ của Liên Xô thời những năm 1970-1980. Bình Nhưỡng được cho là đã tự chủ sản xuất được hệ thống tên lửa phòng không S-75, hệ thống phòng không vác vai, các loại pháo phòng không 37-57mm.

Đáng chú ý nhất trong lá chắn phòng không của Bình Nhưỡng là tên lửa KN-06 vốn được coi là bản sao của hệ thống S-300. Ông Kasin cho rằng, nhờ vào sự hợp tác với Iran, Bình Nhưỡng đã có thể trang bị cho các tổ hợp KN-06 hệ thống radar mảng pha, và tầm phóng của loại tên lửa phòng không này có thể lên tới 150 km.

Ngoài ra, Triều Tiên hiện còn sở hữu một phi đội 40 chiếc Mig-29 mặc dù không rõ bao nhiêu trong số chúng còn có thể hoạt động, nhưng đó cũng là một mối nguy hiểm với các phi cơ quân sự của Mỹ và đồng minh. Tất cả những điều trên cho thấy rằng, một cuộc can thiệp quân sự bằng đường không của Mỹ vào Triều Tiên sẽ không dễ dàng đạt được mục tiêu.

Con số 30.000 binh lính Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh Triều Tiên những năm 1950 là một cái giá quá lớn mà bất cứ chính trị gia nào tại Washington cũng cần tính tới nếu tiến hành một cuộc phiêu lưu quân sự.

Theo Hậu Nghệ (tổng hợp)

Công an nhân dân

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm