1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Mỹ tốn tỷ USD vì tên lửa giả Triều Tiên?

Dù nhiều hình ảnh cho thấy tên lửa của Triều Tiên là "hàng giả", nhưng chừng đó vẫn đủ khiến Mỹ vã mồ hôi tìm cách đối phó.

Theo Yahoo7 News ngày 17/4, trong đoạn băng ghi hình được kênh BBC của Anh đăng tải về lễ duyệt binh quy mô lớn diễn ra ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên hôm 15/4 xuất hiện nhiều điểm nghi vấn về tên lửa hạng nặng của Triều Tiên.

Nguồn tin dẫn lời một số chuyên gia cho biết, sau khi phân tích kỹ các đoạn băng ghi hình, ở một số phân đoạn video xuất hiện cảnh các bộ phận trên một quả tên lửa thuộc hệ thống đất đối không S-200 của Triều Tiên bị gió thổi rung lắc.

Hình ảnh khiến Mỹ nghi vấn quả tên lửa là đồ giả.
Hình ảnh khiến Mỹ nghi vấn quả tên lửa là đồ giả.

Khi hình ảnh này được công khai, một số chuyên gia quân sự cho rằng, rất có thể trong số những tên lửa Triều Tiên phô diễn trong lễ duyệt binh hôm 15/4 tại thủ đô Bình Nhưỡng là hàng giả.

Trước khi xuất hiện những nghi vấn này, Triều Tiên cũng đã từng bị Mỹ "bóc mẽ" sự thật về tên lửa KN-08. Theo đó, hồi đầu năm 2013, nhật báo Rodong Sinmun - cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên - đã đem tên lửa tầm xa KN-08 ra dọa.

Trang chủ của báo này đăng tải một bức ảnh tên lửa KN-08 tại lễ duyệt binh hồi tháng 4/2012 với dòng chú thích "Vũ khí hạt nhân chính xác kiểu Triều Tiên để tiêu diệt tất cả quân xâm lược".

Ngay sau đó tờ Washington Free Beacon (Mỹ) cho rằng, Triều Tiên là bậc thầy về “ngụy trang và đánh lừa” và có lẽ nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đe dọa sử dụng loại tên lửa hạt nhân mà ông chưa hề có.

Những bức ảnh chụp các tên lửa liên lục địa trong cuộc duyệt binh hồi tháng 4/2012 cho thấy nhiều điểm khả nghi. Rất có thể chúng đã được làm bằng giấy bồi phủ lên một bộ khung bằng gỗ.

Bức ảnh chụp hệ thống tên lửa KN-08 được đăng trên trang chủ của Rodong Shinmun cũng có thể là một chiến thuật nghi binh khiến cho đối phương khiếp vía.

Chỉ có điều, những mảnh vỡ của tên lửa Unha-3 mà Hàn Quốc vớt được ở biển trước đó không lâu cho thấy Triều Tiên đã tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật. Tất cả các chi tiết cấu thành tên lửa phóng vệ tinh Unha-3 đều được sản xuất ở Triều Tiên.

Rất có thể, các quả tên lửa KN-08 đi sát nơi cánh phóng viên đứng là tên lửa thật. Còn những quả tương tự ở tít phía xa là làm bằng giấy bồi. Một sự pha trộn sẽ khiến cho đối phương không thể nào xác định được liệu Triều Tiên đã có loại tên lửa KN-08 hay chưa? Nếu có, thì nước này có bao nhiêu?

Cho đến nay, Triều Tiên chưa hề phóng thử loại tên lửa liên lục địa KN-08, nhưng đã khiến cho nước Mỹ phải vội vàng chuẩn chi hàng tỷ USD cho các hệ thống phòng thủ tên lửa ở Alaska và California.

Clip Triều Tiên phô diễn vũ khí hôm 15/4:

Theo Tuấn Hưng

Đất Việt