1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Mỹ thử thành công vũ khí laser trên trực thăng chiến đấu Apache

(Dân trí) - Mỹ đã lần đầu tiên tích hợp thành công vũ khí laser công suất lớn vào một trực thăng tấn công. Với khả năng “ẩn mình” trước đối thủ cùng tầm bắn ấn tượng, vũ khí này dự đoán sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai.


Quân đội Mỹ đã thử nghiệm thành công tiêu diệt mục tiêu không người lái với vũ khí laser được trang bị cho trực thăng chiến đấu Apache AH-64. Theo công ty quốc phòng Raytheon, đơn vị sản xuất thiết bị, đây là lần đầu tiên một hệ thống laser công suất lớn tích hợp thành công vào một trực thăng và có thể bắn hạ mục tiêu đang di chuyển ở tốc độ cao. (Ảnh: Raytheon)

Quân đội Mỹ đã thử nghiệm thành công tiêu diệt mục tiêu không người lái với vũ khí laser được trang bị cho trực thăng chiến đấu Apache AH-64. Theo công ty quốc phòng Raytheon, đơn vị sản xuất thiết bị, đây là lần đầu tiên một hệ thống laser công suất lớn tích hợp thành công vào một trực thăng và có thể bắn hạ mục tiêu đang di chuyển ở tốc độ cao. (Ảnh: Raytheon)


Với công nghệ mới, vũ khí laser đã phá hủy thành công một số mục tiêu trong phạm vi 1,4km. Vũ khí laser có độ chính xác cao và khả năng giấu mình trước đối thủ. Khác với đạn và pháo bay theo hình vòng cung, vũ khí Laser tấn công theo đường thẳng. (Ảnh: Raytheon)

Với công nghệ mới, vũ khí laser đã phá hủy thành công một số mục tiêu trong phạm vi 1,4km. Vũ khí laser có độ chính xác cao và khả năng "giấu mình" trước đối thủ. Khác với đạn và pháo bay theo hình vòng cung, vũ khí Laser tấn công theo đường thẳng. (Ảnh: Raytheon)


Công ty Raytheon đã sử dụng công nghệ cảm biến hồng ngoại quang điện cho phép hệ thống vũ khí có thể nhắm vào nhiều mục tiêu. Do vậy, hệ thống vũ khí laser được dự đoán sẽ sớm được ứng dụng trong chiến đấu sau này. (Ảnh: Raytheon)

Công ty Raytheon đã sử dụng công nghệ cảm biến hồng ngoại quang điện cho phép hệ thống vũ khí có thể nhắm vào nhiều mục tiêu. Do vậy, hệ thống vũ khí laser được dự đoán sẽ sớm được ứng dụng trong chiến đấu sau này. (Ảnh: Raytheon)


Theo ông Matthew Ketner, trưởng bộ phận quản lý công nghệ laser công suất lớn, cường độ của chùm tia laser có thể tùy biến cho các vật liệu khác nhau. Vì vậy, sẽ có những phương án tấn công không gây rủi ro chết người khi sử dụng vũ khí. Điểm trừ của hệ thống là tiêu tốn năng lượng khá lớn. Ngoài ra, vũ khí laser sẽ trở nên vô hiệu khi xâm nhập vào các đám mây, khói hoặc mục tiêu có phủ sơn chống tia laser. Trong ảnh: Tác động của tia laser đến các vật liệu khác nhau (Ảnh: Army News Service)

Theo ông Matthew Ketner, trưởng bộ phận quản lý công nghệ laser công suất lớn, cường độ của chùm tia laser có thể tùy biến cho các vật liệu khác nhau. Vì vậy, sẽ có những phương án tấn công không gây rủi ro chết người khi sử dụng vũ khí. Điểm trừ của hệ thống là tiêu tốn năng lượng khá lớn. Ngoài ra, vũ khí laser sẽ trở nên vô hiệu khi xâm nhập vào các đám mây, khói hoặc mục tiêu có phủ sơn chống tia laser. Trong ảnh: Tác động của tia laser đến các vật liệu khác nhau (Ảnh: Army News Service)


Trước đó, hệ thống laser đã được tích hợp vào trực thăng Apache từ năm 1984. Tuy nhiên, với công suất yếu, hệ thống này chỉ có thể dẫn hướng cho tên lửa không đối đất. Quân đội Mỹ rất quan tâm tới việc sử dụng vũ khí laser và đã phát triển hệ thống phòng thủ bằng laser chống lại tên lửa và máy bay không người lái. (Ảnh: Raytheon)

Trước đó, hệ thống laser đã được tích hợp vào trực thăng Apache từ năm 1984. Tuy nhiên, với công suất yếu, hệ thống này chỉ có thể dẫn hướng cho tên lửa không đối đất. Quân đội Mỹ rất quan tâm tới việc sử dụng vũ khí laser và đã phát triển hệ thống phòng thủ bằng laser chống lại tên lửa và máy bay không người lái. (Ảnh: Raytheon)

Đức Hoàng

Theo Dailymail