1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Mỹ thấy động lực trong quy tắc ứng xử Biển Đông

(Dân trí) - Mỹ hôm qua cho biết nước này đã thấy động lực trong các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á về quy tắc ứng xử nhằm giải quyết những rạn nứt sâu sắc liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

 
Mỹ thấy động lực trong quy tắc ứng xử Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Động phải dựa trên khung pháp lý và có tính ràng buộc.

Biển Đông chắc chắn sẽ nằm ở vị trí cao trong chương trình nghị sự khi Ngoại trưởng Mỹ Clinton tới Campuchia vào tháng tới để tham gia các cuộc đàm phàm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các cường quốc khu vực, trong đó có Trung Quốc.

 

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ về Đông Á, Kurrt Campbell, cho biết một bản thảo đề xuất về quy tắc ứng xử đang được thảo luận và Mỹ dự kiến sẽ được nghe thêm chi tiết về nó khi ở Campuchia.

 

“Những gì chúng tôi thấy mới nhất là sự gia tăng về ngoại giao giữa ASEAN và Trung Quốc về viễn cảnh phối hợp trong một quy tắc ứng xử”, ông Campbell cho biết trong hội thảo tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế. “Tôi cho rằng chúng tôi thực sự rất ấn tượng với mức độ tập trung, đặc biệt là của ASEAN đối với vấn đề này”, ông nói.

 

Ông Campbell không nói rõ chi tiết về bộ quy tắc ứng xử tiềm năng và thừa nhận tranh chấp về Biển Đông “vẫn đang phải chiến đấu chật vật”.

 

Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí đàm phát về một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Nhưng vẫn còn rất ít tiến bộ đạt được, bởi Trung Quốc muốn đàm phán riêng rẽ với từng nước thay vì với cả một khối thống nhất về tranh chấp Biển Đông.

 

Các ngoại trưởng ASEAN đã nhóm họp tại Phnom Penh hồi tháng 4 và họ hi vọng sẽ rút ngắn được khác biệt, ký được bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc vào cuối năm nay.

 

Mỹ gần đây đã mở rộng mối quan hệ quân sự với Philippines và Việt Nam, một phần trong chính sách tập trung vào mối quan hệ châu Á của chính quyền Obama. Chi tiết về bộ quy tắc ứng xử vẫn chưa được rõ. Song phát biểu tại hội nghị Đối thoại Shangri-La hàng năm ở Singapore ngày 2/6 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta cho biết bộ quy tắc ứng xử phải là “khung dựa trên luật pháp” có tính ràng buộc để ngăn chặn và giải quyết các tranh chấp.

 

Tại hội nghị cấp cao ASEAN năm 2010 ở Việt Nam, Ngoại trưởng Clinton đã tuyên bố Mỹ có “quyền lợi quốc gia” ở Biển Đông, khu vực là “dòng chảy” của một nửa giao thương toàn cầu.

 

“Lần đầu tiên công du Lào”

 

Ông Campbell cũng cho biết bà Clinton cũng dự kiến thăm Lào. Nếu được xác nhận, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ tới Lào kể từ năm 1975.

 

 

Năm 2004, Mỹ đã  thiết lập mối quan hệ thương mại bình thường với Lào và hiện đang nghiên cứu cách dọn dẹp bom mìn. Mỹ đã thả hàng triệu quả bom xuống Lào trong chiến tranh Việt Nam để nhằm cắt đường tiếp viện của Hà Nội.

 

Ông Campbell và Thứ trưởng Ngoại giao Lào Bounkeut Sangsomsak đã có cuộc gặp gỡ ở Washington vào ngày hôm qua và thảo luận hợp tác trên những lĩnh vực như y tế, giáo dục, luật pháp, chống buôn lậu.

 

Vũ Quý

Theo AFP

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm