1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Mỹ tái sản xuất F-22 gồng gánh lỗi lầm F-35?

Quốc hội Hoa Kỳ được nghe đánh giá về sự không hiệu quả của F-35, nhiều khả năng sẽ quyết định khôi phục sản xuất F-22.

2 chiếc Lockheed Martin F-22 Raptor
2 chiếc Lockheed Martin F-22 Raptor

Trong “trận chiến trên không” luôn luôn có một quyết định thẳng thắn, thú vị và khó hiểu, cùng một lúc - Không quân Hoa Kỳ có kế hoạch tiến hành hiện đại hóa sâu rộng chọn từ các máy bay đã sử dụng, ngoài ra Bộ Quốc phòng Mỹ cũng có kế hoạch khôi phục sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 Raptor, mặc dù ngay từ khi xuất hiện nó đã gây ra những tranh cãi nhiều hơn cả dự án “vàng” như máy bay F-35.

Yếu tố quyết định đến các dự án được dự đoán là vấn đề chi phí cho chúng. Ví dụ rất đơn giản, một dự án lên tới 1 tỷ USD trong khi ngân sách chỉ khoảng hàng trăm triệu USD, điều này sẽ gây nên những phản ứng mạnh đe dọa tới dự án và có nguy cơ hủy bỏ.

Nhà kinh tế giải thích rằng, nếu bạn thêm lên ngân sách cho các dự án quốc phòng trong trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Hoa Kỳ, thì số lượng hóa đơn hàng trăm USD là hoàn toàn có thể xếp thành 4 dải mỏng tới mặt trăng.

Tuy nhiên, dự án chế tạo, xây dựng, bảo trì và sử dụng cực kỳ đắt tiền thậm chí theo tiêu chuẩn của Mỹ, máy bay chiến đấu F-35 cần rất nhiều tiền. Ngay cả trong Quốc hội và Bộ Quốc phòng ghi nhận một số lượng lớn các khoản tiền yêu cầu.

Chi phí sản xuất F-35 thường là một chủ đề riêng biệt để thảo luận như giá cho việc sản xuất một máy bay chiến đấu từ năm 2010 nhiều lần được chỉnh sửa.

Trong năm 2014 các chuyên gia công bố Defense Update tính chi phí sản xuất của các thế hệ máy bay chiến đấu khác nhau của Mỹ và thật bất ngờ, chi phí sản xuất thực tế cơ bản khác với công bố của Lockheed Martin khoảng 80 triệu cho mỗi máy bay.

Theo công bố của Defense Update giá trị của mẫu F-35A cho Không quân Mỹ vào khoảng 189 triệu USD/chiếc, và một bản sao F-35C sẽ có chi phí gần như gấp đôi 299 triệu USD.

Tất cả điều này dẫn đến các chuyên gia và Đại biểu Quốc hội Mỹ đặt ra một câu hỏi hợp lý hay không để phục hồi sản xuất F-22?

F-22 chuẩn bị vượt tường âm thanh
F-22 chuẩn bị vượt tường âm thanh

Máy bay cũ sẽ không còn

Các đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ đã được nghe đánh giá về sự không hiệu quả của F-35, đề cập đến sự thiếu sót của các máy bay chiến đấu và đưa ra kết luận nhanh có thể ảnh hưởng đến quyết định sản xuất F-22.

“Nhiều khả năng nếu quyết định về việc khôi phục sản xuất sẽ được thực hiện, người Mỹ sẽ tiến hành hiện đại hóa các đặc tính, hiệu suất của máy bay đến một cấp độ cao hơn, đặt hệ thống điều khiển vũ khí hiện đại và hệ thống điện tử, sẽ cải thiện lớp phủ chống radar…”, chuyên gia quân sự Alexey Leonkov cho biết.

Các chuyên gia lưu ý rằng, kỹ sư Lockheed Martin phải tiến hành giải quyết các nhiệm vụ khác cũng quan trọng không kém để đảm bảo mục tiêu hiệu quả và chế độ định vị vị trí nhỏ nhất tại cùng một thời điểm. Nếu bạn phân tích cả hai hướng riêng biệt, F-22 bắt đầu không có gì nỗi bật.

Ngay cả trong năm 2013, các chuyên gia quân sự Mỹ và nhà bình luận của tạp chí National Interest Dave Majumdar về vật liệu tàng hình F-22 đã viết:

“Máy bay chiến đấu đa năng F-35, cũng như F-22 Raptor được bảo vệ khỏi các radar tần số cao trong dải tần số Ku, X, C và một phần trong dải S. Tuy nhiên, cả hai chiếc máy bay đều có thể được nhìn thấy trên radar của kẻ thù tiềm năng, làm việc với một bức xạ sóng dài, ví dụ trong khoảng L, UHF và VHF. Nói cách khác, radar của Nga và Trung Quốc có thể phát hiện máy bay với lớp phủ chống radar như thế này”.

Phát hiện ra nó không quá khó khăn, chúng được phát hiện trong quá trình hoạt động. “Bức tranh tổng thể F-22 thiếu một lỗi nhỏ nhưng nó rất quan trọng đó là nó chỉ “tàng hình” chỉ khi làm việc với chế độ tắt radar và nhận thông tin mục tiêu từ AWACS”, ông Alexei Leonkov cho biết.

Theo giải thích của các chuyên gia hàng không, vấn đề “tàng hình” này được các chuyên gia Nga tìm được cách giải quyết từ lâu, điều này được kiểm định khi tên lửa quân đội Nam Tư đã bắn hạ máy bay F-117 Nighthawk. Do đó vấn đề bảo vệ khỏi radar tần số cao đang thách thức các chuyên gia Mỹ.

Quyết định này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng sống sót của máy bay khi đối mặt với các chiến đấu cơ của Nga Su-30/35, T-50 và MiG-35.

Đối thủ cạnh tranh không ngủ

Vấn đề với F-35 và số phận tiếp theo của F-22 bắt buộc chỉ huy Lực lượng Không quân và Hải quân Mỹ xem xét lại trên phương diện vũ khí và phải hướng sang kết cấu (cấu tạo tốt) như F/A-18. Chính xác hơn phải chú ý đến một trong những biến thể của nó là F/A-18E.

Ưu tiên thay đổi ở cánh so với tiêm kích ném bom cổ điển khác bởi vì phiên bản đổi mới và cải tiến lại đã được thử nghiệm qua nhiều chiến dịch quân sự và tiêm kích đã chứng tỏ sự linh động và hiệu quả hơn so với mẫu sản xuất hoàn toàn mới, thậm chí mẫu mới lúc đầu không biết chống chọi với máy bay bình thường khác.

Trong quá trình phát triển F/A-18E các chuyên gia Hoa Kỳ đã đầu tư rất nhiều công sức và thời gian nhằm thực hiện nhanh các giải pháp, kế hoạch để đưa vào sử dụng trên biển các phiên bản máy bay thế hệ thứ năm. Trong đó phải kể đến những giải pháp lớn phức tạp như gia cố khung máy bay, tăng diện tích cánh, cải tiến Radar…Tuy nhiên chỉ huy quân chủng Thủy quân lục chiến Hoa kỳ đã lệnh hủy bỏ mua hàng do nhu cầu đối với loại máy bay này không còn hứa hẹn.

Chỉ tính riêng trong năm 2014, Quân chủng Thủy quân lục chiến đã kí hợp đồng với Boeing vào việc hiện đại hóa 30 máy bay này. Dĩ nhiên điều này hơi đi ngược lại với thực tế khi mà những chiếc F/A-18 liên tục bị phát hiện ở mức độ cao và thất bại về khả năng tán xạ bề mặt (tàng hình).

Bằng cách này thì tiêm kích của Nga MiG-35 đã đạt được thế hệ 4 với khả năng tán xạ bề mặt còn khoảng 1,7 m2, riêng T-50 sẽ được sản xuất trong năm tới khi chúng tự hào về khả năng tán xạ bề mặt còn 0,5 m2.

Theo các chuyên gia, quá trình phát triển tiêm kích thế hệ thứ 5 của Hoa Kỳ sẽ phải đau đầu thêm nữa vì các kỹ sư hàng không của Nga và các nước khác (nhà phát triển hệ thống phòng không) sẽ không ngồi “đáy giếng”. Nói chung mục đích rõ ràng của sự tái khởi động sản xuất F-22 đã phản ánh hiệu quả mối đe dọa bên ngoài (từ Nga).

Để thu lại hiệu quả đúng tiêu chuẩn mà lại ít tốn kém thì chương trình hiện đại hóa là phù hợp, và điều này theo các chuyên gia giải thích thêm thì nó cũng mất một thập kỷ nữa.

Theo Chí Huy

Đất Việt