1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Mỹ muốn hồi sinh các căn cứ quân sự tại Philippines

(Dân trí) - Mỹ đang tiến gần hơn tới việc hồi sinh các căn cứ quân sự tại Philippines trong khuôn khổ chính sách "xoay trục" sang châu Á.

Đô đốc Harry Harris bắt tay các quan chức quân sự Philippines tại Manila ngày 24/2.

Đô đốc Harry Harris bắt tay các quan chức quân sự Philippines tại Manila ngày 24/2.

Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Harry Harris ngày 24/2 đã tới tại Philippines để hội đàm trong bối cảnh giai đoạn mới của chính sách xoay trục sang châu Á có bước đi quan trọng nhằm thiết lập các thỏa thuận đồn trú binh sĩ.

Với việc Mỹ thúc đẩy chính sách xoay trục sang châu Á, Đô đốc Harris dự kiến sẽ dùng chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Philippines để thảo luận một thỏa thuận vốn cho phép các binh Mỹ hiện diện luân phiên tại Philippines với số lượng lớn hơn và tại nhiều địa điểm hơn.

"Nhân cơ hội này, Đô đốc Harris sẽ thảo luận về mối quan hệ mạnh mẽ và lâu đời giữa hải quân Mỹ và Philippines, các kế hoạch của việc Mỹ nhằm tái cân bằng chiến lược sang khu vực Thái bình Dương, và tầm quan trọng của sự hợp tác hải quân đối với các nỗ lực cứu trợ nhân đạo và thảm họa", đại sứ quán Mỹ tại Manila cho biết ngày 24/2.

Ông Harry sẽ gặp các quan chức quân đội cấp cao Philippines trong chuyến thăm Manila. Tổng thống Philippines Benigno Aquino hồi tuần trước nói rằng Manila và Washington đã "tiến tới rất gần" việc ký kết một thỏa thuận về sự hiện diện quân sự của Mỹ và không có vấn đề gì lớn cản trở điều này.

Các cuộc đàm phán về chủ đề trên dự kiến sẽ nối lại vào đầu tháng tới. Tuy nhiên, một nguồn tin cho hay thỏa thuận cuối cùng sẽ phải chờ vì Manila muốn cho phép tiếp cận vào tất cả các cứ tạm thời của Mỹ, trong khi cùng lúc từ chối một đề nghị cho phép Mỹ thiết lập các căn cứ bên ngoài các cơ sở quân sự của Philippines.

Nguồn tin trên giải thích: "Vấn đề ở chỗ Mỹ muốn kiểm soát hoàn toàn, trong đó có việc kéo cờ Mỹ tại một số khu vực. Điều này có thể dẫn tới một thách thức về mặt hiến pháp".

Hiến pháp Philippines không cho phép xây dựng căn cứ hay đóng quân lâu dài trên lãnh thổ nước này.

Bộ trưởng quốc phòng Philippines cho biết hồi tháng 11 năm ngoái rằng Mỹ đã chấp nhận cho phép Philippines kiểm soát hoàn toàn và tiếp cận bất kỳ cơ sở nào của Mỹ. Nhưng hôm qua, phát ngôn viên của ông Gazmin từ chối bình luận về việc liệu vấn đề này đã được giải quyết hay chưa.

Ramon Casiple, giám đốc điều hành Viện cải cách bầu cử và chính trị của Mỹ, cho hay một phương án cũng được cân nhắc là Philippines thiết lập một căn cứ ở Vịnh Subic, từng được người Mỹ sử dụng.

Vịnh Subic từng là một căn cứ hải quân của Mỹ bên Biển Đông trước khi Mỹ rút đi vào đầu những năm 1990.

Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg ngày 24/2 cho hay "sự hiện diện luân phiên gia tăng của quân đội Mỹ, cùng các biện pháp khác, sẽ giúp tăng cường an ninh trong khu vực".

Ông Goldberg cho biết một phần của các cuộc thảo luận cũng liên quan tới việc nhất trí về một số địa điểm mà quân đội Mỹ có thể hiện diện, nhưng không cho biết cụ thể.

Ông Goldberg đã miêu tả Palawan là tỉnh rất quan trọng, nơi chịu trách nhiệm quản lý các hòn đảo mà Philippines tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Tuy nhiên, Đại sứ Goldberg không cho biết liệu một thỏa thuận về sự hiện quân sự của Mỹ có được ký kết trước chuyến thăm cấp nhà nước tới Philippines của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tháng 4 hay không.

An Bình
Theo Bloomberg

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm