1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Mỹ lĩnh phản đòn ngoại giao: Đánh chuột vỡ bình ngọc...

Chưa thấy một tổng thống Mỹ nào như Donald Trump bị các thế lực ngầm trong nước làm tổn hại đến như thế.

Họ bất chấp dù các lợi ích khác bị hy sinh.


Tống thống Putin ra lệnh trục xuất 755 nhà ngoại giao Mỹ trước ngày 1/9.

Tống thống Putin ra lệnh trục xuất 755 nhà ngoại giao Mỹ trước ngày 1/9.

Năm ngoái, khi thời gian còn chưa đầy tuần để ngài Obama rời Nhà Trắng trao quyền cho ông chủ mới là Donald Trump trong bối cảnh vụ “Ngagate” (Nga can thiệp bầu cử) lên cao thì ngài Obama đã tấn công Nga một đòn cuối cùng, trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga và tịch thu tài sản…

Khi chính quyền Obama đang xem xét việc trục xuất này thì ngài John Teft, Đại sứ Mỹ tại Nga, đã cảnh báo rằng, không thực hiện bước này.

Bởi Nga sẽ phản ứng mạnh mẽ, dẫn tới việc trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ khỏi Nga, sẽ đe doạ đến công việc hiệu quả của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Moscow và các lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Nga.

Tất nhiên, cảnh báo của một đại sứ thì chưa thể là gì với thói ngạo mạn đã quen lâu nay của chính quyền Mỹ, đặc biệt trong cơn cay cú khi bị Nga giáng cho những bàn thua không thể gỡ. Họ đã bỏ ngoài tai, và Obama đã ký lệnh cuối cùng của mình trước khi rời Nhà Trắng..

Phản ứng của Nga-Putin lúc đó là không tính đếm với một chính quyền, một tổng thống mà nhiệm kỳ chỉ còn tính bằng ngày. Điều Nga-Putin cần là chờ đợi hành động của chính quyền mới của Tổng thống Trump sẽ mang lại những gì…

Trong 12 tháng đã qua Nga-Ptin đã chờ đợi, chờ đợi ngay cả sau khi có cuộc gặp Putin-Trump tại G20…nhưng bây giờ Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu để tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Nga và với việc trả lại các tài sản ngoại giao của Nga bị Mỹ thu giữ…thì Nga-Putin không còn hy vọng gì chính sách Mỹ sẽ thay đổi.

Nga đã thực hiện đáp lại…Tuy nhiên phản ứng của Nga-Putin không như chúng ta tưởng tượng lâu nay trong ngành ngoại giao là “tương xứng, có đi có lại”. Phản ứng của Nga-Putin đã vượt xa những nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của Jonh Tefft.

Tống thống Putin ký lệnh trục xuất hôm thứ 6 với số người là 755 phải ra đi trước ngày 1/9.

Việc Nga trục xuất 755 nhân viên khỏi các cơ quan đại diện ngoại giao của Mỹ ở Nga có quy mô chưa từng có trong lịch sử hiện đại và Mỹ chỉ còn lại 455 nhân viên ngoại giao hoạt động tại Nga.

Quả thật là có rất nhiều người nghĩ rằng Putin đã lép vế, yếu thế trước những đòn đánh của Mỹ, Nga chỉ phòng thủ những chưa tấn công…thì nay Nga đã thể hiện. Cú trả đòn của Nga có tính chất gì?

Trước hết là “có đi có lại” nhưng “không tương xứng”. Mỹ trục xuất Nga 35 người nhưng Nga trục xuất Mỹ với 755 người, gấp 20 lần. Đòn trả đũa này lại “đúng luật” vì các nhà ngoại giao của Nga tại Mỹ chỉ có 455 người thì của Mỹ tại Nga cũng vậy thôi 455 người.

Có vẻ như khi thực hiện điều này, Nga muốn nói, quan hệ 2 nước bị các ông gây ra ngày càng tận đáy sự tồi tệ thì cần gì nhân viên ngoại giao của các ông nhiều như vậy trên đất nước chúng tôi. Tôi bao nhiêu, các ông bấy nhiêu theo nguyên tắc tương đương.

Nga "thiết lập nguyên tắc tương đương" là một đòn nặng nề của Hoa Kỳ mà qua đó bật ra được một thực tế thú vị. Hóa ra số nhân viên làm việc tại các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Nga gần gấp ba lần số nhân viên Nga làm việc tại các đại sứ quán và cơ quan lãnh sự ở Mỹ.

Một câu hỏi đặt ra là về những gì mà tất cả những nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ đang làm ở đó? Phải chăng Đại sứ quán Hoa Kỳ và các cơ quan lãnh sự ít hiệu quả hơn các cơ quan của Nga?

Không phải thế, họ chủ yếu hoạt động tình báo, đương nhiên Nga cũng hiểu, có điều đa phần trong số họ còn nhằm mục tiêu “xúc tiến dân chủ”, thứ dân chủ kiểu Mỹ mà không chỉ Nga mà nhiều nước khác không thích thú.

Có thể nói, Mỹ đã chọn lầm Putin-Nga làm đối thủ, Nga ra đòn khiến Mỹ đau đớn, có thể gây ra một cú sốc lớn đối với tình báo Hoa Kỳ và các hoạt động “xúc tiến dân chủ” ở Nga…là điều mà ngài đại sứ Mỹ tại Nga ngài Jonh Tefft lo lắng.

Việc đáp trả của Nga và hậu quả Mỹ chịu đòn đã cho thấy một sự thật lớn hơn nhiều: đối với phần lớn giới tinh hoa Mỹ, bao gồm hầu hết các phương tiện truyền thông Mỹ, dự luật trừng phạt mới không thực sự nhằm mục đích gây tổn hại cho Nga mà là gây tổn hại cho Tổng thống Trump. Để đạt được mục tiêu đó, tất cả các lợi ích khác đang được hy sinh.

Cũng giống như những lợi ích kinh tế cơ bản của các đồng minh Châu Âu của Hoa Kỳ đang bị hy sinh vì những gì cuối cùng là một cuộc cãi vả về mặt phe nhóm trong nước Mỹ mà vụ xì căng đan Ngagate chỉ là biểu hiện bên ngoài, do đó, một cú đánh tồi tệ, rất tồi tệ đối với hoạt động ngoại giao và tình báo của Mỹ ở Nga họ không quan tâm, vì những nhà tài trợ của dự luật trừng phạt mới không cần những lợi ích thương mại thuần túy chỉ tập trung chủ yếu vào mối thù của họ với Tổng thống Trump.

Kết quả là chính sách đối ngoại của Mỹ hầu như không còn tồn tại nữa. Chỉ vì chống Trump họ đã phá vỡ mối quan hệ với Nga, phá vỡ các cơ sở, những lợi thế tình báo quan trọng khi bị Nga “san bằng tỷ số”. Đồng thời, quan hệ với Mỹ-EU trở nên căng thẳng khi EU đòi trừng phạt ngược lại Mỹ.

Rõ ràng, Deep State cùng với giới truyền thông nước Mỹ đang “đánh chuột” (Donald Trump) nhưng đã làm “vỡ bình” (chính sách đối ngoại với Nga và EU…). Nói một cách công bằng, chính xác là khi lợi ích của “nhóm 1%” bị xâm phạm thì lợi ích của nước Mỹ mà Donald Trump đang hướng tới, lợi ích của đồng minh EU…không là gì.

Theo Lê Ngọc Thống

Báo Đất việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm