1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Mỹ lần đầu cho phép trả tiền chuộc trong các vụ bắt cóc con tin

(Dân trí) - Nhà Trắng ngày 24/6 đã công bố những thay đổi lớn trong cách thức xử lý các vụ bắt cóc con tin Mỹ. Theo đó, gia đình các nạn nhân sẽ được phép trả tiền chuộc cho thủ phạm bắt cóc mà không còn phải lo sợ bị chính quyền trừng phạt.

Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ảnh: AP)
Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ảnh: AP)

Theo thông báo của Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama đã ra chỉ thị cho chính phủ không khởi tố gia đình các nạn nhân bị bắt cóc con tin, nếu họ tìm cách trả tiền chuộc.

Ông Obama đã chịu nhiều chỉ trích do vẫn duy trì chính sách không nhượng bộ với các nhóm phiến quân. Dù vậy bước đi này cũng đặt ra câu hỏi liệu các công dân Mỹ có bị xem như mục tiêu hấp dẫn cho những kẻ bắt cóc con tin hay không.

Thay đổi trên được đưa ra sau kết quả đợt rà soát chính sách của Mỹ, được triển khai sau khi xảy ra những vụ con tin Mỹ thiệt mạng trong năm qua. Tin đồn về việc vẫn có những chính phủ châu Âu chấp nhận trả tiền chuộc để giải thoát công dân nước mình khiến nhiều gia đình Mỹ bất bình với chính phủ, bởi họ phải nỗ lực nhiều hơn để giành lại tự do cho người thân.
 
Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ảnh: AP)
Hình ảnh từ hiện trường vụ 1 người dân ông vũ trang bắt cóc vợ rồi đấu súng dữ dội với cảnh sát trưa 9/4 tại Suitland, tiểu bang Maryland. (Ảnh: Twitter)

“Gia đình các con tin đã nói với chúng tôi, kể cả gặp trực tiếp tôi, về những bất bình họ thường gặp phải  khi làm việc với chính quyền”, ông Obama nói đồng thời thừa nhận một số cơ quan chính phủ “không phải lúc nào cũng phối hợp nhịp nhàng như mong muốn”.

Ông cũng miêu tả những vấn đề các gia đình nạn nhân nêu ra, bao gồm cả đe dọa từ cơ quan công tố rằng trả tiền chuộc là “không thể chấp nhận được”.

Nhà Trắng khẳng định, chỉ thị vừa được ban hành “tái khẳng định cam kết lâu dài của Mỹ không nhượng bộ với các cá nhân hoặc nhóm người bắt cóc công dân Mỹ làm con tin…nhưng lần đầu tiên xác định rõ ràng rằng “không nhân nhượng” không có nghĩa là “không liên lạc”.

Thanh Tùng
Theo BBC