1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Mỹ gợi ý Ấn Độ cách thoát trừng phạt khi mua “rồng lửa” S-400 của Nga?

(Dân trí) - Truyền thông New Delhi đưa tin rằng Mỹ dường như đã gợi ý Ấn Độ mua các máy bay chiến đấu F-16 của Washington nhằm thoát khỏi việc bị trừng phạt do mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Máy bay chiến đấu F-16 (Ảnh: Quân đội Mỹ)
Máy bay chiến đấu F-16 (Ảnh: Quân đội Mỹ)

Báo Indian Express đưa tin, với việc Ấn Độ đã mua hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 từ Nga, Mỹ dường như đã gợi ý New Delhi rằng họ có thể sẽ không trừng phạt Ấn Độ theo “Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận" (CAATSA) nếu quốc gia Đông Á đồng ý mua máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ. Tờ báo này nói rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump cần một thỏa thuận tốt từ phía Ấn Độ để miễn trừ việc áp dụng CAATSA, ám chỉ một thương vụ mua sắm số lượng lớn "chim sắt" F-16.

CAATSA là đạo luật được thông qua hồi năm ngoái, cho phép Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt ngành công nghiệp quốc phòng Nga, cũng như chống các quốc gia mua vũ khí của Nga. Tuy nhiên, Ấn Độ nhiều lần khẳng định trước đó rằng New Delhi đang theo đuổi chính sách an ninh độc lập và họ kiên quyết mua S-400 từ Nga bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ.

Theo Sputnik, thông tin Indian Express cung cấp hiện chưa được cả Mỹ và Ấn Độ xác nhận. Tờ báo trên dẫn các nguồn tin cho biết Mỹ đã đưa ra đề xuất Ấn Độ mua F-16 hồi đầu tháng.

Sputnik cho biết, Ấn Độ đã nhiều lần từ chối mua máy bay chiến đấu F-16 Block 70 do Mỹ sản xuất, do quốc gia láng giềng Pakistan đã sử dụng máy bay F-16 Block 50/52 trong 30 năm qua. Dù 2 biến thể này khác xa nhau, nhưng Ấn Độ vẫn coi đây là một trở ngại trong việc “gật đầu” mua F-16 của Mỹ. Ngoài lý do về mặt địa chính trị, Ấn Độ cho biết mẫu F-16 của Mỹ sản xuất không tương thích với các tên lửa Brahmos do New Delhi hợp tác với Nga tự sản xuất trong nước.

Trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Ấn Độ hồi đầu tháng, 2 nước đã nhất trí ký vào hợp đồng mua bán hệ thống phòng thủ S-400 trị giá 5 tỷ USD. Thông báo trên đã nhận được sự phản đối của một số quốc gia, trong đó có Mỹ. Tổng thống Trump cảnh báo sẽ sớm có động thái đáp trả việc này.

Ấn Độ nhấn mạnh rằng việc mua S-400 hoàn toàn vì mục đích an ninh quốc gia và hy vọng Mỹ sẽ bỏ qua các lệnh trừng phạt New Delhi theo đạo luật CAATSA.

Đức Hoàng

Theo Sputnik