1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Mỹ dừng do thám Crimea sau vụ máy bay Nga áp sát

Ban chỉ huy không lực Mỹ đã đình chỉ các chuyến bay trinh sát gần biên giới Crimea tại Biển Đen sau khi Nga dừng cuộc tập trận Kavkaz-2016.

Sputnik phiên bản tiếng Việt hôm 12/9 công bố thông tin Ban Chỉ huy Không lực Mỹ đã đình chỉ các chuyến bay của máy bay trinh sát gần biên giới Crimea tại Biển Đen.

Cụ thể, Mỹ đã thực hiện rất nhiều các chuyến bay do máy bay trinh sát gần biên giới Nga tại Biển Đen và tại Crimea khi nước này đang tiến hành cuộc tập trận chiến lược mang tên Kavkaz-2016.

Báo Sputnik thông tin về việc Mỹ ngừng các chuyến bay do thám Nga ở Biển Đen. Ảnh chụp màn hình
Báo Sputnik thông tin về việc Mỹ ngừng các chuyến bay do thám Nga ở Biển Đen. Ảnh chụp màn hình

Sputnik đã điểm ra hàng loạt chuyến bay của Không quân Mỹ tới Biển Đen vào thời điểm Nga tiến hành cuộc tập trận ở bán đảo Crimea.

Theo đó, chuyến bay gần nhất là vào ngày Nga kết thúc cuộc tập trận, ngày 10/9. Khi đó, 2 máy bay chống tàu ngầm của Hải quân Mỹ P-8A Poseidon đã thực hiện các chuyến trinh sát ở Tây và Nam bán đảo Crimea.

Theo báo Nga, thông tin này được các trang mạng của Phương Tây - nơi chuyên theo dõi chuyển động của các máy bay quân sự tiết lộ.

Có điểm lưu ý rằng các máy bay có chức năng do thám trinh sát, tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm, cất cánh cách nhau khoảng bốn giờ từ căn cứ không quân Sigonella ở Sicilya thi hành nhiệm vụ gần Crimea.

Trước đó, hôm 9/9, ngoài khơi bờ biển Crimea cũng phát hiện 2 máy bay tuần tra chống tàu ngầm và máy bay trinh sát chiến lược RC-135U.

Ngày 8/9 thì có đồng thời 4 máy bay trinh sát tiến gần tới bờ biển của Nga hơn và ngày 7/9 thì có 3 chiếc, ngày 6/9 thì có 2 chiếc bay tới khu vực này.

Mỹ cho rằng máy bay của mình chỉ đang tuần tra định kỳ trong vùng trời quốc tế. Ảnh: Máy bay trinh sát P-8A Poseidon
Mỹ cho rằng máy bay của mình chỉ đang tuần tra định kỳ trong vùng trời quốc tế. Ảnh: Máy bay trinh sát P-8A Poseidon

Cũng cần nhắc thêm, vào ngày 7/9, sau khi phát hiện có sự "tham gia" của máy bay Mỹ vào cuộc tập trận quy mô lớn của mình, máy bay chiến đấu của Nga Su-27 đã cất cánh từ căn cứ không quân Belbek ở Crimea để đánh chặn máy bay P-8A Poseidon của Mỹ.

Sau đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg gọi vụ đánh chặn này là nguy hiểm và kêu gọi tránh những sự cố như vậy trong tương lai.

"Đó là lý do tại sao chúng tôi đang tìm kiếm các cơ chế giảm thiểu rủi ro cho tính minh bạch và khả năng dự báo trong quan hệ của chúng tôi với Nga"- ông Stoltenberg nói.

Giới chức Hoa Kỳ cho rằng vụ chiến đấu cơ SU-27 chặn đầu máy bay của họ hôm 7/9 là "nguy hiểm và không chuyên nghiệp".

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Jeff Davis nói chiếc phi cơ P-8A Poseidon của hải quân Mỹ đang thực hiện hoạt động thường lệ trong không phận quốc tế thì gặp máy bay Nga có hành động thiếu an toàn.

Ông Davis nói: "Các hành động kiểu này có nguy cơ gia tăng căng thẳng một cách không cần thiết và có thể dẫn tới sai lầm hoặc tai nạn".

Một quan chức quốc phòng Mỹ còn tiết lộ, máy bay Nga tiếp cận chiếc P-8A chừng 10m sau đó sáp lại gần tới 3m.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga nói chiến đấu cơ của họ đón đầu máy bay Mỹ là vì chiếc máy bay này đang tiến về phía không phận của Nga mà bộ phận phát tín hiệu nhận dạng đã bị phía Mỹ tắt.

Thông cáo của bộ này nói: "Sau khi chiến đấu cơ Nga lại gần máy bay do thám Mỹ đã nhận dạng bằng mắt thường và ghi số hiệu trên cánh máy bay thì máy bay Mỹ đột ngột thay đổi hướng và bay mất".

"Phi công Nga hoàn toàn tuân thủ luật bay quốc tế", Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố.

Nga cho rằng Su-27 hoạt động theo luật pháp quốc tế. Ảnh: Reuters
Nga cho rằng Su-27 hoạt động theo luật pháp quốc tế. Ảnh: Reuters

Đây không phải lần đầu tiên đụng độ xảy ra giữa Mỹ và Nga trên vùng biển quốc tế. Hồi tháng Tư, Hoa Kỳ than phiền rằng máy bay Nga đã chặn đường máy bay do thám của họ trên biển Baltic một cách "không an toàn và không chuyên nghiệp".

Sau đó, phía Nga cũng nói máy bay Mỹ đã tắt bộ phận ra tín hiệu nhận dạng.

Từ hồi tháng 7 năm nay, NATO quyết định lần đầu điều binh đến 3 nước vùng Baltic (Estonia, Latvia và Lithuania) cùng Ba Lan, tăng cường tuần tra trên biển và trên không ở khu vực này. Đây được xem là động thái của NATO nhằm trấn an các nước thành viên ở khu vực sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine. Các nước Baltic và Ba Lan vốn trước đây là thành viên Liên bang Xô viết.

Video: Hệ thống Bastion cùng loạt vũ khí Nga khai hỏa tại Crimea:

Theo Đông Phong (Tổng hợp)

Đất Việt