1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Mỹ dựa sức mạnh tàng hình đấu tiêm kích Trung Quốc

Theo Tướng Herbert Carlisle, muốn chiếm ưu thế trước tiêm kích thế 4 của Trung Quốc với tên lửa PL-15, Mỹ chỉ có lựa chọn duy nhất là thế mạnh tàng hình.

Nhận định của Tướng Herbert Carlisle thuộc Không quân Mỹ đưa ra sau khi Trung Quốc công khai hình ảnh chiến đấu cơ J-10C mang theo 2 đạn tên lửa PL-10 và PL-15 trong chuyến bay huấn luyện.

Theo hình ảnh được công bố cho thấy, chiếc J-10C có thể đã được trang bị dòng tên lửa đối không ngoài tầm nhìn (BVRAAM) mới, có định danh không chính thức là PL-15.

Nếu nguồn tin này chính xác thì cùng với J-10C và J-11, những tiêm kích thế hệ 4 của Trung Quốc hoàn toàn đủ sức gây nguy hiểm cho Không quân Mỹ, dù đó là chiến đấu cơ tàng hình, Tướng Herbert Carlisle thừa nhận.

Theo Tướng Herbert Carlisle, điều khiến Mỹ lo ngại cho số phận tiêm kích F-35 và F-22 là bởi tên lửa PL-15 được trang bị đầu dò radar tinh vi và động cơ mạnh mẽ, giúp nó có thể tấn công các mục tiêu cách xa khoảng 100km hoặc xa hơn nữa.

Tướng Carlisle đề cập trong bài phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS tại Washington: "Hãy quan sát đối thủ của chúng ta và thứ mà họ đang phát triển, những vũ khí như PL-15 và tầm bắn của tên lửa này".


Hình ảnh tiêm kích J-10C mang tên lửa PL-15.

Hình ảnh tiêm kích J-10C mang tên lửa PL-15.

Được biết, phát biểu của Tướng Carlisle được đưa ra cùng ngày với thông tin Trung Quốc thử nghiệm thành công với PL-15 và gắn tên lửa này lên máy bay J-10C.

Điều khiến Tướng Carlisle và Bộ Tư lệnh tác chiến không quân Mỹ lo ngại không chỉ là khả năng của PL-15. Một vấn đề khác được cho là khá nghiêm trọng là mỹ không biết Không quân Trung Quốc có thể phóng bao nhiêu tên lửa PL-15 trong 1 lần?

Trong khi đó, Thiếu tá Michael Meridith, thuộc Bộ Tư lệnh tác chiến Không quân Mỹ cho biết: "Chúng tôi quan tâm nhiều đặc tính của PL-15, như tải trọng, hệ thống dẫn đường, loại đầu đạn, khả năng di chuyển, đối phó với các biện pháp đối kháng, độ tin cậy, tốc độ, tầm bắn… và các khả năng khác của nó".

Đáng lưu ý là nhờ được nâng cấp, tiêm kích J-11 có thể mang tới 14 tên lửa, gồm 12 tên lửa cỡ như PL-15 và 2 tên lửa nhỏ hơn. Trong khi đó, với cấu hình thông thường, tiêm kích F-22 của Mỹ chỉ mang được tối đa 6 tên lửa AIM-120 và 2 tên lửa Sidewinder với tầm bắn ngắn hơn.

Đặc biệt những tên lửa này của Mỹ lại có điểm yếu là rất dễ bị gây nhiễu bằng công nghệ DRFM. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, đây chính là lý do khiến thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ mới của Mỹ tập trung vào khả năng tàng hình để tránh bị radar đối phương phát hiện.

Công nghệ tàng hình mang lại lợi thế trong một số tình huống nhất định nhưng trong cuộc đối đầu trực diện, nó sẽ gây ra bất lợi về số lượng vũ khí. Như trong trường hợp F-22 với J-11, tiêm kích của Mỹ thua kém đối thủ Trung Quốc tới 6 tên lửa.

Tình huống còn tệ hơn khi do chi phí cao, Không quân Mỹ chỉ trang bị 195 chiếc F-22. Trong khi đó, Trung Quốc có không dưới 300 tiêm kích giá rẻ J-11 và còn có thêm hàng trăm máy bay chiến đấu J-10C cùng nhiều loại chiến đấu cơ khác.

Không quân Mỹ hài lòng với khả năng mang ít vũ khí hơn của F-22, bởi họ cho rằng khả năng tránh bị phát hiện sẽ giúp máy bay khó bị tấn công hơn, từ đó vô hiệu hóa phần nào lợi thế hỏa lực của đối phương.

Tuy nhiên, theo Tướng Carlisle, Không quân Mỹ có quá ít máy bay F-22. Ông cho rằng quyết định ngưng sản xuất F-22 mà Lầu Năm Góc đưa ra năm 2009 là 'sai lầm lớn nhất từ trước đến nay'.

Để duy trì ưu thế trước quân đội Trung Quốc và các đối thủ tiềm năng khác, Lầu Năm Góc có kế hoạch trang bị hàng trăm chiến đấu cơ thế hệ mới F-35. Song, với cấu hình tàng hình, F-35 thậm chí còn mang được ít tên lửa hơn cả F-22, với chỉ 2 tên lửa AIM-120.

Và như vậy, ngay cả thế mạnh tàng hình cũng khó khiến Mỹ chiếm được thế trước số đông chiến đấu cơ thế hệ 4 với tên lửa PL-15 của Không quân Trung Quốc.

Theo Đan Nguyên

Báo Đất việt