1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Mỹ đốt bao nhiêu tiền cho lá chắn tên lửa Romania

Theo chuyên gia quân sự người Đức, Hans-Joachim Spanger, Mỹ quyết định chi khoảng 1,6 tỷ USD để triển khai lá chắn ở Romania và sắp tới tại Ba Lan.

Mỹ đốt tiền

Theo vị chuyên gia người Đức, số tiền Mỹ chi cho 2 căn cứ quân sự này sẽ tiếp tục tăng lên. Trong đó, các khoản phí tiêu tốn hàng năm phục vụ cho quá trình hoạt động và bảo dưỡng. Mỹ cũng cần duy trì khoảng 130 binh sĩ tại căn cứ hải quân Mỹ ở Deveselu, Romania.

Tuy nhiên, NATO không công bố con số chính thức chi phí duy trì căn cứ quân sự này nên không thể thống kê con số cuối cùng của hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu.

Theo chuyên gia Đức, kể từ năm 2002, Washington đã đầu tư khoảng 40 tỷ USD để bảo vệ Mỹ và các đồng minh NATO trước các mối đe dọa tên lửa tiềm tàng.

"Dường như quân đội Mỹ đã tạo ra một khoảng trống trong hệ thống phòng thủ và các công ty quốc phòng vội vàng cung cấp vũ khí", ông Spanger nói. "Tất cả chỉ bởi Mỹ muốn trở nên bất khả chiến bại".

Thiếu hiệu quả

Ngoài chi phí tốn kém, theo ông Spanger, lá chắn tên lửa Mỹ triển khai tại Romania "thiếu hiệu quả và là phản ứng sai lầm trong việc đối phó với mối đe dọa".

Ông Spanger giải thích, gần như không thể có khả năng Iran tấn công châu Âu hoặc nhắm đến căn cứ quân sự Mỹ ở châu Âu. Bởi điều này sẽ kích hoạt xung đột quân sự mà thương vong lớn nhất chắc chắn sẽ thuộc về Tehran.

Về vấn đề hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa, chuyên gia Đức cho rằng, những lần thử nghiệm của NATO cho thấy chỉ có thể đánh chặn và phá hủy 8/10 tên lửa mục tiêu. Trong môi trường tác chiến thực tế, con số này thậm chí có thể còn thấp hơn.

Lá chắn tên lửa Mỹ triển khai tại Romania.
Lá chắn tên lửa Mỹ triển khai tại Romania.

Không chỉ có chuyên gia Spanger, chính người Mỹ cũng tỏ ra nghi ngờ về sự hữu dụng của lá chắn tên lửa này. Chuyên gia quốc phòng cấp cao của Mỹ George Friedman cho rằng việc triển khai cơ sở của Mỹ ở Romania có nhiều ý nghĩa biểu tượng hơn là thực tiễn.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ triển khai tại Romania không đủ sức để bảo vệ châu Âu trước đòn tấn công cấp tập của Nga. "Hệ thống này được thiết kế để chặn một hoặc nhiều tên lửa nhằm vào không gian rộng lớn. Nhưng nó sẽ không có hiệu quả chống lại Nga, nếu Moskva đột ngột khởi động một cuộc tấn công hạt nhân vào châu Âu. Nó có thể dễ dàng bị đè bẹp thậm chí bằng một số lượng tên lửa tương đối nhỏ và hệ thống sẽ không hoàn toàn không có ý nghĩa nếu Nga giáng đòn tấn công hàng loạt", vị chuyên gia này đưa ra thực tế đầy lo lắng.

George Friedman cho biết, thành phần chính của hệ thống Aegis phiên bản trên cạn Mỹ triển khai tại Romania là tên lửa đánh chặn SM-3 Block IB. Tên lửa này có thể dùng để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa, sử dụng hệ thống kiểm soát hỏa lực Aegis kiểu 5.1 và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng MK-41.

Xét về lý thuyết, hệ thống Aegis cùng tên lửa SM-3 Block IB hoàn toàn có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo hiện nay của Nga. Tuy nhiên theo phân tích của tờ Extremetech, gần 20 năm qua, Mỹ đã đổ nhiều tiền của vào việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa có khả năng đánh chặn các loại tên lửa ICBM và các loại tên lửa hành trình trước khi chúng tiếp cận mục tiêu.

Bất chấp nỗ lực này, hệ thống của Mỹ chưa bao giờ hoạt động được như kỳ vọng. Vấn đề nằm ở chỗ, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ chưa từng được thử nghiệm đánh chặn ICBM, trong khi đây là mối đe dọa chủ chốt mà nó cần phải phòng thủ.

Thay vào đó, khả năng của hệ thống chỉ được mô tả qua bản báo cáo từ phía Cơ quan Điều hành, Kiểm tra và Đánh giá (DOT&E) của Lầu Năm Góc rằng "có khả năng hạn chế trước một mối đe dọa đơn thuần". Những ngôn từ đó đã được dùng để mô tả tình trạng của hệ thống kể từ năm 2003.

Nói đơn giản thì đây là một chương trình lãng phí thời gian nhất: kéo dài, đắt đỏ, tiêu tốn nhiều nguồn lực nhằm theo đuổi một mục tiêu mà có thể không thể đạt được. Chính vì vậy, việc người Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ Aegis trên đất Romania mang tính chất biểu tượng hơn là răn đe thực tế, tờ Extremetech kết luận.

Clip Mỹ kích hoạt lá chắn tên lửa tại Romania:

Theo Thùy Dung

Đất Việt