1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Mỹ đón năm mới 2021 trong nỗi lo dịch bệnh

Thành Đạt

(Dân trí) - Quả cầu pha lê tại Quảng trường Thời đại đã hạ xuống, đánh dấu thời khắc chuyển giao năm mới tại Mỹ trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Quả cầu pha lê đón năm mới 2021 tại Mỹ
Mỹ đón năm mới 2021 trong nỗi lo dịch bệnh - 1

Đêm 31/12/2020 theo giờ Mỹ, Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio đã nhấn nút thả quả cầu pha lê vào thời khắc giao thừa, chào đón năm mới 2021 tại Quảng thời Thời đại. (Ảnh: Dailymail)

Mỹ đón năm mới 2021 trong nỗi lo dịch bệnh - 2

Ông Blasio và vợ, bà Chirlane McCray, cùng khiêu vũ trên sân khấu sau khi nhấn nút thả quả cầu pha lê, đánh dấu thời khắc chuyển giao năm mới và năm cũ. (Ảnh: Dailymail)

Mỹ đón năm mới 2021 trong nỗi lo dịch bệnh - 3

Đồng hồ tại Quảng trường Thời đại điểm 0 giờ, đánh dấu thời khắc nước Mỹ chính thức bước sang năm mới 2021. (Ảnh: Dailymail)

Mỹ đón năm mới 2021 trong nỗi lo dịch bệnh - 4

Hoa giấy rợp trời tại Quảng trường Thời đại trong thời khắc giao thừa. (Ảnh: Dailymail)

Mỹ đón năm mới 2021 trong nỗi lo dịch bệnh - 5

Truyền thống hạ quả cầu pha lê đón năm mới tại Mỹ bắt đầu từ năm 1907. Quả cầu pha lê sẽ bắt đầu rơi xuống vào lúc 23h59 đêm 31/12 theo giờ Mỹ và thời khắc quả cầu chạm đất cũng là lúc bước sang năm mới. (Ảnh: Reuters)

Mỹ đón năm mới 2021 trong nỗi lo dịch bệnh - 6

Quả cầu pha lê đón năm mới 2021 trên Quảng trường Thời đại được ghép từ hàng nghìn mảnh pha lê, tỏa màu sắc rực rỡ gửi thông điệp chào đón năm mới. (Ảnh: Reuters)

Mỹ đón năm mới 2021 trong nỗi lo dịch bệnh - 7

Khoảng 1,3 tấn hoa giấy được tung lên trời tại Quảng trường Thời đại vào thời khắc giao thừa năm nay. (Ảnh: Reuters)

Mỹ đón năm mới 2021 trong nỗi lo dịch bệnh - 8

Quảng trường Thời đại luôn là trung tâm của sự kiện chào đón năm mới tại Mỹ trong suốt nhiều năm. Hàng chục nghìn người, trong đó có nhiều du khách, đổ về đây để chứng kiến thời khắc quả cầu pha lê hạ xuống và chào đón năm mới. Tuy nhiên năm nay, truyền thống đón giao thừa tại Quảng trường Thời đại đã thay đổi do đại dịch Covid-19, khiến hàng triệu người phải theo dõi sự kiện này tại nhà. (Ảnh: Dailymail)

Mỹ đón năm mới 2021 trong nỗi lo dịch bệnh - 9

Bất chấp lệnh hạn chế tụ tập đông người để phòng tránh dịch bệnh lây lan, một số người dân vẫn kéo về Quảng trường Thời đại để ăn mừng sự kiện đón năm mới. Nhiều người trong số họ không đeo khẩu trang. (Ảnh: Dailymail)

Người New York chào đón năm mới 2021
Mỹ đón năm mới 2021 trong nỗi lo dịch bệnh - 10

Người đàn ông mang kính có số 2021 và đeo khẩu trang khi chứng kiến thời khắc giao thừa tại Quảng trường Thời đại. (Ảnh: Dailymail)

Mỹ đón năm mới 2021 trong nỗi lo dịch bệnh - 11

Thay vì đông đảo ca sĩ, nhóm nhạc và người nổi tiếng được mời tới dự và biểu diễn trong các sự kiện đón năm mới tại Quảng trường Thời đại như mọi năm, chỉ một số ít người được mời tới dự sự kiện năm nay. (Ảnh: Reuters)

Mỹ đón năm mới 2021 trong nỗi lo dịch bệnh - 12

Thị trưởng Blasio và giới chức cảnh sát khuyến cáo người dân nên ở nhà và theo dõi sự kiện đón năm mới qua tivi. (Ảnh: Reuters)

Mỹ đón năm mới 2021 trong nỗi lo dịch bệnh - 13

Các nhân viên y tế và nhân viên làm việc tại tuyến đầu chống dịch đã được huy động tới Quảng trường Thời đại để kiểm soát tình hình dịch bệnh. (Ảnh: Getty)

Mỹ đón năm mới 2021 trong nỗi lo dịch bệnh - 14

Cảnh sát được huy động để lập rào chắn, ngăn người dân tập trung quá đông tại quảng trường. Hơn 25.000 người New York đã tử vong vì Covid-19 trong năm nay. (Ảnh: Reuters)

Mỹ đón năm mới 2021 trong nỗi lo dịch bệnh - 15

Hàng loạt sự kiện đón năm mới tại Mỹ đã bị hủy hoặc tổ chức trực tuyến do dịch Covid-19. Tuy nhiên, đối với nhiều người Mỹ, việc đón năm mới ngoài trời vẫn là truyền thống không thể bỏ qua, bất chấp nguy cơ dịch bệnh. (Ảnh: Getty)

Mỹ đón năm mới 2021 trong nỗi lo dịch bệnh - 16

Một cặp đôi trao nhau nụ hôn nồng cháy ở Quảng trường Thời đại trong đêm giao thừa đón năm mới 2021. (Ảnh: Reuters)

Mỹ đón năm mới 2021 trong nỗi lo dịch bệnh - 17

Mỹ hiện vẫn là ổ dịch lớn nhất thế giới hơn 350.000 người chết và hơn 20 triệu người nhiễm bệnh. (Ảnh: Reuters)