1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Mỹ đổ tiền phát triển tên lửa giống Nga

Để phát triển tên lửa mới đủ mạnh thay thế cho Minuteman 3, Mỹ quyết định đổ tiền cho chương trình này.

Theo Defense News, để phát triển tên lửa mới đủ mạnh thay thế cho Minuteman 3, Mỹ quyết định đổ tiền cho chương trình này.

Việc phát triển dòng tên lửa mới thay thế Minuteman 3 đã được Bộ Quốc phòng Mỹ trao cho hai tập đoàn Boeing và Northrop Grumman thực hiện. "Boeing đã trúng thầu hợp đồng trị giá 349 triệu USD trong khi đó hãng Northrop Grumman là 328 triệu USD.

Những hợp đồng riêng rẽ trên yêu cầu hai hãng chế tạo Mỹ phải hợp tác, chia sẻ công nghệ để giảm nguy cơ rủi ro về công nghệ, cũng như giảm giá thành phát triển ICBM mới thay thế các tổ hợp Minuteman 3 Quân đội Mỹ đang sử dụng", cơ quan báo chí Lầu Năm Góc cho biết.


Tên lửa Minuteman 3 trong hầm phóng.

Tên lửa Minuteman 3 trong hầm phóng.

Ngoài đầu đạn và hệ thống giếng phóng, mọi thành phần của ICBM mới sẽ được chế tạo mới. Theo kế hoạch, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ trang bị ICBM mới vào cuối những năm 2020.

Dù Mỹ không hề tiết lộ về tiêu chuẩn cũng như cơ cấu phóng của tên lửa mới nhưng theo chuyên gia James Hasik – thành viên cao cấp tại Trung tâm Brent Scowcroft về An ninh Quốc tế cho biết, dòng ICBM thay thế Minuteman 3 sẽ được thiết kế trên bệ phóng di động tương tự của Nga hiện nay.

James Hasik cho rằng, Mỹ cần cơ động hóa chúng tương tự các ICBM di động của Nga. Các tên lửa đặt trên xe phóng cơ động hoặc trên đường sắt sẽ ít tốn kém hơn so với các tên lửa đặt trên tàu ngầm.

Các tên lửa di chuyển liên tục cũng làm giảm nguy bị tấn công hạt nhân vì vị trí phóng liên tục thay đổi, đảm bảo yếu tố bí mật. Việc đặt các tên lửa lên xe phóng cơ động chắc chắn không phải là vấn đề quá khó khăn đối với Mỹ, vì ngay cả Triều Tiên cũng có thể thực hiện điều này, James Hasik nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ngoài việc thay thế tên lửa mới, trình độ bảo quản và vận hành loại vũ khí khổng lồ này của người Mỹ cũng đang là vấn đề chưa thể giải quyết ngay bởi thực tế bảo quản Minuteman 3 đã cho thấy điều đó.

Theo James Hasik, các vụ bê bối gần đây liên quan đến việc duy trì hoạt động ở các cơ sở hạt nhân làm dấy lên mối quan ngại về khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng tên lửa chiến lược Mỹ.

Hàng chục sĩ quan, binh sĩ ở các cơ sở tên lửa hạt nhân đã bị sa thải vì không hoàn thành nhiệm vụ. Đầu năm 2016, ba sĩ quan đã bị sa thải vì làm hỏng tên lửa Minuteman 3 khiến Không quân Mỹ phải tốn 1,8 triệu USD để khắc phục sự cố.

Trong khi đó đối thủ của Mỹ là Nga lại không hề gặp phải những vấn đề này và họ đang vận hành nhiều loại tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ silo cố định và cơ động trên mặt đất. Điển hình là tên lửa R-36 Satan phóng từ silo và loại cơ động RT-2PM2 Topol-M.

Gần đây, lực lượng tên lửa chiến lược Nga đã đưa vào hoạt động loại ICBM di động RS-24 Yars mới có khả năng mang tới 10 đầu đạn hạt nhân. Các ICBM di động đem lại cho Nga khả năng đáp trả nếu xảy ra tấn công hạt nhân nhắm vào các silo cố định của họ, đồng thời đảm bảo yếu tố bí mật trong triển khai lực lượng và che giấu vị trí phóng - điều Mỹ còn phải phấn đấu, James Hasik nhận định.

Theo Tuấn Vũ

Báo Đất Việt