1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Mỹ đặt nhiệm vụ chống Nga lên vai châu Âu?

Dù cắt giảm chi tiêu quân sự, Mỹ vẫn không từ bỏ ý đồ kiềm chế Nga và đặt gánh nặng lên vai các “chư hầu” châu Âu.

Lấy Nga hù dọa

Tờ Bình luận quân sự của Nga cho biết ngân sách quốc phòng của Mỹ trong năm tài khóa mới có thể sẽ vào khoảng 580 tỷ USD. Con số này giảm đáng kể so với chi tiêu quân sự năm tài khóa 2016 với mức 612 tỷ USD.

Trong khi cắt giảm ngân sách quân sự của mình, Mỹ lại hối thúc các nước đồng minh tăng khoản chi tiêu này, đặc biệt là đối với các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU). Lý lẽ được Mỹ đưa ra dựa trên chiến lược quân sự mới ở châu Âu, trong đó coi Nga là mối đe dọa chủ yếu bên cạnh chủ nghĩa khủng bố!

Mỹ cắt giảm chi tiêu quân sự xuống 580 tỷ USD năm 2017
Mỹ cắt giảm chi tiêu quân sự xuống 580 tỷ USD năm 2017

Con số dự kiến 580 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng năm tài khóa 2017 thấp hơn 15 tỷ USD so với những thông tin được loan truyền trước đó. Giới phân tích nhận định, điều này sẽ buộc Mỹ cắt giảm một số chương trình vũ khí lớn.

Tờ Quan điểm của Nga cho biết các nghị sĩ Cộng hòa của Mỹ muốn bổ sung thêm vào ngân sách quốc phòng năm 2017 khoản tiền được gọi là để “đối đầu” với Nga.

Chính Chủ tịch Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ Mc Thornberry đã công khai ý kiến này và giải thích thêm rằng bất chấp những khó khăn, Nga tiếp tục tăng cường khả năng quốc phòng và đôi khi đã vượt qua Mỹ về mặt công nghệ.

Hạ nghị sĩ Cộng hòa này nhấn mạnh rằng: “Về mặt chiến thuật, tức là đưa máy bay hay tàu chiến đi đâu là việc của quân đội và Tổng tư lệnh. Nhưng tiền để phản ứng trước hành động của Nga là mối quan tâm của chúng tôi”.

Theo ông Thornberry, Mỹ cần chống lại “các nguy cơ” và cần phải có các phương tiện để làm điều này. Chuyên gia Oleg Chuvakin của Nga viết trên tờ Bình luận quân sự nói thẳng rằng nghị sĩ Mỹ đã trực tiếp ám chỉ tới mối đe dọa từ Nga.

Máy bay chiến đấu Nga xuất kích tại Syria
Máy bay chiến đấu Nga xuất kích tại Syria

Bất chấp những lý lẽ này, chính quyền của Tổng thống Barack Obama, vốn là người của phe Dân chủ, vẫn đề xuất mức chi tiêu quốc phòng 580 tỷ USD – tức là thấp hơn so với kỳ vọng của phe Cộng hòa. Tuy vậy, luận điểm “mối đe dọa Nga” cũng được chính quyền Obama sử dụng để “đùn” trách nhiệm cho châu Âu.

Tờ Độc lập của Nga viết: “Mỹ đã đưa ra chiến lược quân sự mới ở châu Âu, trong đó gọi Nga là mối đe dọa chủ yếu cùng với chủ nghĩa khủng bố. Đó chính là tín hiệu để các đối tác châu Âu hiểu rằng họ phải nhận trách nhiệm gánh vác một phần đáng kể chi phí cho quân đội. Trong khi đó, ngân sách cho Lầu Năm Góc năm 2017 lại bị cắt giảm tới 15 tỷ USD”.

Theo Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ tại châu Âu (EUCOM), năm 2015 là một trong những năm căng thẳng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Chiến lược quân sự mới cho châu Âu nêu lên 6 hướng ưu tiên chủ yếu trong 3-5 năm tới:

1- Ngăn chặn hành động xâm lược (gây hấn) của Nga; 2- Phối hợp hành động giữa các thành viên NATO; 3- Duy trì các đối tác chiến lược của Mỹ; 4- Xác định và đáp trả các mối đe dọa xuyên quốc gia; 5- Bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang; 6- Tập trung vào các mục tiêu then chốt.

Đáng chú ý trong 6 hướng ưu tiên trên, mối đe dọa “xâm lược của Nga” được người Mỹ đặt lên hàng đầu!

Chiến lược quân sự mới của Mỹ ở châu Âu cho rằng Nga đang tăng cường các hành động gây hấn ở Đông Âu và quân sự hóa Bắc Cực.

Tổng tư lệnh NATO tại châu Âu, tướng Mỹ Philip Breedlove đã coi các hành động của Nga là “phục thù”, là mối đe dọa ngang hàng với cuộc khủng hoảng di cư và khủng bố.

Ai xâm lược?

Người Mỹ khẳng định chiến lược quân sự mới này là “kim chỉ nam” cho quân đội và cho phép huy động nguồn lực ở cấp độ quốc gia với mục đích đảm bảo sự “thống nhất, hòa bình và phồn thịnh ở châu Âu”.

Tờ Độc lập của Nga dẫn lời chuyên gia Dmitry Danilov đánh giá: “Mỹ đã tiến hành đánh giá lại các thách thức và mối đe dọa. Do đó, hoàn toàn dễ hiểu khi chiến lược của NATO được điều chỉnh cho phù hợp với phương hướng của Mỹ.

Sau khi thông qua tuyên bố Wales (tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Wales, Anh tháng 9/2014) và tiến hành tái cơ cấu lực lượng vũ trang theo cách của Mỹ, thì việc công bố chiến lược mới chỉ là sự xác nhận thực tế và không có gì lạ. Đó cũng là câu trả lời của Mỹ đối với quá trình hiện đại hóa kỹ thuật quân sự thành công của Nga”.

Máy bay Anh tham gia không kích ở Syria
Máy bay Anh tham gia không kích ở Syria

Chuyên gia Danilov nói thêm: “Những ngôn từ về ngăn chặn mối đe dọa Nga là tín hiệu đối với các nước châu Âu rằng họ cần gánh vác một phần trách nhiệm để Mỹ định hình lại hoạt động của mình. Sức ép đòi châu Âu tăng chi tiêu quốc phòng sẽ tiếp tục gia tăng”.

Đại diện thường trực của Nga tại NATO Alexandr Grushko đã lên án chiến lược mới của Mỹ ở châu Âu.

Còn nghị sĩ Mikhail Emelyanov của Nga chỉ thẳng: “Việc văn kiện có những ngôn từ như kiềm chế hành động xâm lược của Nga thực chất là sự mở rộng gây hấn của NATO về phía Đông. Hãy nhìn xem, trong 25 năm qua, từ biên giới nước Đức, NATO đã tiến sát tới các tỉnh Rostov, Belgorod và Voronezh của Nga. Đây mới là sự xâm lược thực tế”.

Xe tăng Mỹ hành quân ở Estonia
Xe tăng Mỹ "hành quân" ở Estonia

Chuyên gia Konstantin Sivkov thuộc Viện nghiên cứu Địa chính trị của Nga thì cho rằng thực chất chiến lược quân sự mới của Mỹ ở châu Âu cho thấy người Mỹ đang cố gắng thiết lập các căn cứ quân sự mới ở những quốc gia vốn trước đây không nằm trong tầm kiểm soát của Mỹ. Đó có thể là những căn cứ quân sự mới ở Gruzia hay Azerbaijan.

Tờ Bình luận quân sự của Nga kết luận: “Bằng chiến lược mới, người Mỹ dù cắt giảm chi tiêu quân sự song vẫn không từ bỏ ý đồ kiềm chế Nga. Một phần gánh nặng này được Mỹ đặt lên vai châu Âu với nghĩa vụ chống lại “sự xâm lược của Nga” (?)

Báo Nga mỉa mai rằng châu Âu phải chuẩn bị cho một cơn đau đầu mới. Trong khi đang phải gánh chịu cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ, các nước “chư hầu” châu Âu tiếp tục bị Mỹ thúc ép “dốc túi” cho một cuộc chạy đua vũ trang.

Theo Bình Sự

Đất Việt