1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Mỹ đang tạo cớ để Nga trang bị vũ khí cho Syria?

Nga có thể cung cấp đến Syria khối lượng cần thiết các hệ thống phòng không theo phương cách ưu tiên, nếu đạt được thoả thuận.

Đây là tuyên bố của ông Viktor Ozerov - Chủ tịch Ủy ban về Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang Nga.

Trước đó, khi trả lời phỏng vấn của Sputnik, Tổng thống Syria Bashar Assad tuyên bố Damascus quan tâm đến những hệ thống phòng không thuộc thế hệ mới nhất và cho biết rằng cuộc đàm phán cụ thể giữa các Bộ Quốc phòng của Nga và Syria về vấn đề tên lửa phòng không là "một phần của nghị sự hàng ngày".

Nếu được sở hữu những hệ thống phòng không khủng của Nga như S-300, S-400, Syria sẽ không còn e ngại những cuộc tấn công từ phía Mỹ và đồng minh
Nếu được sở hữu những hệ thống phòng không "khủng" của Nga như S-300, S-400, Syria sẽ không còn e ngại những cuộc tấn công từ phía Mỹ và đồng minh

Nhà lãnh đạo Syria cũng nói rằng trước đó bọn khủng bố đã tiêu hủy hơn một nửa các phương tiện phòng không.

"Khối lượng hệ thống phòng không cần thiết có thể được cung cấp theo nề nếp ưu tiên, điều đó không đặt gánh nặng bổ sung cho ngành công nghiệp quốc phòng", nghị sĩ Nga cho biết.

Theo lời ông Ozerov, nếu có quyết định tương ứng được thông qua, trong cách cung cấp này "không có gì là quá bất thường gấp gáp, nếu tính đến rằng Syria đang trong tình trạng chiến đấu chống khủng bố và Nga trợ giúp Damacus thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố".

"Làm như vậy không vi phạm các chuẩn mực của pháp lý quốc tế và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, các hệ thống phòng không không phải là vũ khí tấn công mà là trang bị phòng thủ", ông Viktor Ozerov nhấn mạnh.

Có thể thấy Nga đang có cái cớ rất chính đáng để trang bị vũ khí cho chính quyền Syria: đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố.

Nhu cầu sở hữu hệ thống phòng không hiện đại của Syria càng tăng lên sau khi nước này bất ngờ bị Mỹ nã 59 tên lửa hành trình Tomahawk vào sân bay quân sự hôm 7/4. Mỹ cho rằng Damascus là thủ phạm của vụ tấn công vũ khí hóa học vào tỉnh Idlib.

Đáp lại, Damascus coi đây là hành động “xâm lược” và những lời cáo buộc của Mỹ hoàn toàn vu khống. Khi Mỹ nã “trận mưa tên lửa hành trình Tomahawk” vào sân bay quân sự của Syria, rất nhiều chuyên gia quốc tế bất ngờ và thậm chí họ còn cho rằng dường như Nga đã không còn “sát cánh” bên đồng minh Syria như trước nữa, nên Mỹ mới có cơ hội tấn công như vậy.

Tuy nhiên, như lời cố vấn riêng của Tổng thống Syria, bà Buthaina Shaba'an, nói rằng Moscow cam kết với họ là sẽ không để cho những vụ tấn công tương tự có thể xảy ra và việc trang bị vũ khí cho Syria trong tương lai gần có thể coi là một cách để Nga thực hiện cam kết này.

Theo An Nhiên

Đất Việt