1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Mỹ có thể xem xét lại sự hiện diện quân sự tại châu Âu

(Dân trí) - Việc Nga sáp nhập Crimea có thể khiến Mỹ phải xem xét lại sự hiện quân sự tại châu Âu, vốn đã giảm đáng kể từ cuối Chiến tranh Lạnh, một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc ngày 8/4 cho biết.

Tàu khu trục tên lửa USS Donald-Cook dự kiến sẽ tới Biển Đen trong những ngày tới.

Tàu khu trục tên lửa USS Donald-Cook dự kiến sẽ tới Biển Đen trong những ngày tới.

"Mặc dù chúng tôi không muốn đối đầu với Nga, nhưng các hành động của nước này tại châu Âu và và khu vực Á-Âu có thể khiến Mỹ phải xem lại sự hiện diện quân sự tại châu Âu và các kế hoạch triển khai, diễn tập, huấn luyện tại khu vực trong tương lai", trợ lý Bộ quốc phòng Mỹ Derek Chollet nói tại phiên điều trần của Ủy ban quân vụ hạ viện Mỹ hôm qua.

"Sự can thiệp quân sự của Nga tại Ukraine đã thách thức tầm nhìn của chúng tôi về một châu Âu hòa bình, tự do và toàn vẹn. Điều đó thách thức bối cảnh an ninh của châu Âu, gây mất ổn định trên biên giới NATO và thách thức trật tự thế giới", ông Chollet nói thêm.

Mỹ hiện có khoảng 67.000 binh sĩ đồn trú tại châu Âu, chủ yếu ở Đức (40.000 quân), Ý (11.000 quân) và Anh (9.500 quân).

Khi Liên Xô tan rã vào cuối năm 1991, Mỹ có khoảng 285.000 quân tại châu Âu.

Phát biểu tại phiên điều trần, ông Chollet không nói rõ kế hoạch xem xét sự hiện diện quân sự lại là gì, trong bối cảnh Lầu Năm Góc đối mặt với các khoản cắt giảm ngân sách và đang tìm cách bố trí lại các nguồn lực tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong khuôn khổ chính sách "xoay trục".

Để trấn án các thành viên của NATO tại Đông Âu sau vụ Nga sáp nhập Crimea, Washington đã triển khai 6 máy bay F-16 để tăng viện cho khu vực Baltic, và 12 máy bay F-16 cùng 3 máy bay vận tải tới Ba Lan.

Một tàu khu trục tên lửa, USS Donald-Cook, dự kiến sẽ tới Biển Đen trong những ngày tới.

An Bình
Theo AFP

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm