1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Mỹ cảnh báo NATO sau khi nhận trái đắng

Sau khi số lượng lớn tăng M1A2 của Mỹ bị phá hủy, Mỹ đã buộc phải đưa ra lời cảnh báo với đồng minh NATO chớ có xem thường vũ khí Nga.

Mỹ cảnh báo

Hãng thông tấn Sputnik vừa dẫn lại bài viết của chuyên gia Kile Mizokami trên tạp chí The National Interest nói về sự lợi hại của vũ khí chống tăng RPG-7 có từ thời Liên xô và nay là Nga.

Theo bài viết, RPG-7 được thiết kế có hình dạng "giống như cây chổi" đã trở thành súng phóng lựu chống tăng hiệu quả nhất sau chiến tranh, thành "biểu tượng của các cuộc cách mạng" vì sự phổ biến sử dụng.

Binh sĩ Mỹ huấn luyện với súng RPG-7.
Binh sĩ Mỹ huấn luyện với súng RPG-7.

Bài viết cho biết, tham khảo những nghiên cứu của Đức, các nhà thiết kế Liên Xô đã tạo ra loại súng phóng lựu cá nhân độc đáo. Nguyên mẫu có hiệu quả RPG-2 được đưa vào biên chế năm 1949.

Súng có tầm bắn 150 m và xuyên giáp 180 mm, cho phép ngay cả các tân binh có thể "dễ dàng" tiêu diệt các xe tăng NATO vào thời điểm đó như M26 Pershing của Mỹ hay Centurion của Anh. Đến năm 1961, RPG-2 được thay thế bằng phiên bản nâng cấp RPG-7. Tầm bắn được cải thiện từ 150 lên 200m.

Khác với mô hình ban đầu trang bị phương tiện ngắm bắn đơn giản, phiên bản mới gắn kính ngắm quang học PGO-7. Ngoài ra súng có thêm phần sau hình nón và tay cầm phụ trợ. Đạn của súng giờ đây có thể xuyên thủng giáp 260 mm.

Chuyên gia Mizokami cho rằng, RPG-7 cải thiện loạt chỉ số của khái niệm vũ khí chống tăng xách tay. Ví dụ, RPG-7D thiết kế cho lính dù có thể tháo rời, tiện cho việc vận chuyển. Đạn OG-7 phân mảnh rất có hiệu quả chống các mục tiêu phi giáp và bộ binh.

Trước sự xuất hiện của giáp phản ứng sử dụng các hộp chứa chất nổ làm giảm hiệu quả của đạn, Liên Xô đã phát triển PG-7VR. Loại đạn xuyên phá dài hơn và lớn hơn, chứa hai đầu nổ. Đầu thứ nhất vô hiệu hóa giáp phản ứng, đầu thứ hai xuyên giáp của xe tăng.

Sau gần 60 năm ra đời, RPG vẫn được tích cực khai thác ở khắp nơi trên thế giới. Chúng là mối đe dọa thường xuyên suốt cuộc chiến ở Iraq. Từ 2001-2008 bảy trong số mỗi tám máy bay trực thăng của Mỹ rơi tại Afghanistan là do vũ khí này.

Thiệt hại chưa thống kê hết

Rõ ràng sức mạnh của súng RPG-7 là không thể phủ nhận, tuy nhiên nguồn tin trên chỉ nhắc đến số lượng trực thăng Mỹ thiệt hại do bị RPG-7 tấn công, chứ không đả động gì đến thiệt hại của tăng M1 của Mỹ trên chiến trường Trung Đông.

Theo RIAN, số lượng các xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1M Abrams (biến thể xuất khẩu và được hiện đại hóa từ xe tăng M1A1) do Mỹ cấp cho Quân đội Iraq đang giảm nhanh tột độ, sau khi hàng tá xe tăng loại này bị tên lửa của phiến quân "nướng chín" trong các trận chiến.

Được biết, trong giai đoạn năm 2013 - 2014, Mỹ đã chuyển giao tổng cộng 146 xe tăng M1A1M (tương đương 4 trung đoàn) cho Sư đoàn 9 Quân đội Iraq. Tuy nhiên, sau khi đi vào chiến đấu, các xe tăng này gần như không thể hiện được sức mạnh chiến đấu trong điều kiện đô thị, một số lượng lớn bị tên lửa của phiến quân phá hủy và bị thu làm chiến lợi phẩm.

Việc xe tăng M1A1M được mệnh danh là hiện đại bậc nhất thế giới lại dễ dàng bị bắn hạ hàng loạt ở Iraq là do khả năng làm chủ vũ khí mới của các binh sỹ nước này. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng khả năng phòng vệ yếu kém của xe tăng M1A1M, khi liên tiếp bị đốn hạ bởi vũ khí chống tăng RPG-7, RIAN nhận định.

Theo Đan Nguyên

Đất Việt