1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Siêu tăng Nga Armata T-14 có thể thách thức vũ khí chống tăng của NATO

(Dân trí) - Nga đã trang bị hệ thống phòng vệ tiến tiến APS cho dòng xe tăng thế hệ mới Armata T-14, khiến loại xe tăng này trở nên nguy hiểm đối với các loại vũ khí chống tăng của NATO, một chuyên gia Anh cảnh báo.


Xe tăng Armata T-14 (Ảnh: AFP)

Xe tăng Armata T-14 (Ảnh: AFP)

BBC đưa tin, chuyên gia Brig Ben Barry từ Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tại London (Anh) đã chỉ ra việc Nga tích hợp Hệ thống phòng thủ chủ động (APS) vào xe tăng thế hệ mới Armata T-14. Theo ông, đây là vấn đề sẽ ảnh hưởng tới hầu hết các quốc gia NATO.

Về cơ bản, APS tích hợp hệ thống cảm biến và radar có khả năng theo dõi tên lửa chống tăng, từ đó có biện pháp phản đòn phù hợp như phá hủy tên lửa hay vô hiệu hóa nó. Hệ thống APS được coi là bước đột phá mới nhất, tạo nên một vũ khí có cả sức mạnh tấn công lẫn phòng thủ.

Hệ thống phòng thủ chủ động APS sẽ khiến hệ thống chống tăng hiện thời của các quốc gia NATO hoạt động kém hiệu quả hơn. Hiện thời, mới chỉ có vài nước pương Tây đang nghiên cứu và thử nghiệm để tích hợp hệ thống phòng thủ APS vào đội xe tăng của họ.


Xe tăng Armata T-14 của Nga (Đồ họa: BBC)

Xe tăng Armata T-14 của Nga (Đồ họa: BBC)

Na Uy là nước đầu tiên thuộc khối NATO có phản ứng trước mối lo ngại trên. Trong kế hoạch chi tiêu cho quốc phòng mới nhất, Na Uy đã đề xuất chi 25-42 triệu USD để thay thế hệ thống tên lửa đạn đạo Javelin mua của Mỹ, với mục đích tăng khả năng “phòng thủ nhằm đối phó với lực lượng tăng thiết giáp hạng nặng. Na Uy cần một hệ thống tên lửa chống tăng có thể qua mặt hệ thống APS”.

Ông Big Barry tin rằng công nghệ phòng thủ mới APS của Nga sẽ tác động tới việc các quốc gia NATO cân nhắc về hệ thống phòng thủ của mình. Nhất là sau động thái của Na Uy, chuyên gia này cho rằng các nước NATO còn lại sẽ có hành động tương tự.

Đức Hoàng

Theo BBC