1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

MiniBrahMos: Sát thủ tàu sân bay

MiniBrahMos là sát thủ đối với các loại tàu sân bay, chúng đang tích cực được nghiên cứu và phát triển bởi công ty BrahMos Aerospace.

Công ty liên doanh Nga-Ấn Độ BrahMos Aerospace đang nghiên cứu và phát triển phiên bản siêu mạnh của loại tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos. Trên phiên bản mới sẽ được gọi là MiniBrahMos, chúng sẽ được trang bị cho các tàu ngầm cùng với ống phóng ngư lôi cỡ nòng 533 mm.

Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do liên doanh Ấn Độ và Nga cùng hợp tác và phát triển.
Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do liên doanh Ấn Độ và Nga cùng hợp tác và phát triển.

Sau khi hoàn thành loại tên lửa mới này sẽ trở thành loại vũ khí tấn công chính, được trang bị cho các hạm đội tàu ngầm cũng như cho Lực lượng Không quân của Hải quân Nga và Ấn Độ. Đến thời điểm hiện tại, việc phát triển các loại tên lửa đang được xây dựng và sẽ tiến hành thử nghiệm lần đầu tiên vào cuối năm nay.

Công ty BrahMos là công ty liên doanh thu được nhiều thành công lớn, đặc biệt là dự án tên lửa siêu thanh. Theo nguồn tin chính thức, phiên bản mới này được phát triển dựa trên nền tảng loại tên lửa chống tàu của Nga Yakhont, chúng có một số đặc tính kỹ thuật nổi bật như: tốc độ của chúng bằng 2.8 lần vận tốc âm thanh, BrahMos có thể được phóng ở các bệ phóng trên đất liền, tàu chiến trên biển, tàu ngầm và máy bay. Tầm bắn của loại tên lửa này đạt đến 300 km, độ cao có thể đạt được khoảng 15.000 m.

Riêng với phiên bản phóng từ máy bay có một bộ phận gia tốc nhỏ (để đẩy tên lửa bay cùng vận tốc với máy bay trước khi kích hoạt động cơ đẩy chính) và thêm một số đuôi định hướng để giữ ổn định trong khi phóng.

Động cơ của BrahMos hoạt động chia làm hai giai đoạn, trước hết là đốt cháy nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa đạt đến vận tốc siêu thanh, sau đó sẽ chuyển sang sử dụng nhiên liệu lỏng để duy trì vận tốc đó trong suốt hành trình bay.

Hệ thống dẫn khí tiên tiến của BhraMos tạo điều kiện cho việc đốt cháy nhiên liệu lỏng của động cơ hiệu quả hơn, khiến nó có thể bay xa hơn các tên lửa khác khi cùng tiêu thụ một lượng nhiên liệu giống nhau.

Tên lửa BrahMos được phóng theo cơ chế “bắn và quên”, tức là sau khi phóng đi không cần thêm bất kỳ thao tác điều khiển nào khác, nó tự động nhận tín hiệu định vị từ vệ tinh rồi tự vận động đến mục tiêu. Trên đường bay, tên lửa BrahMos còn có khả năng biến tốc và đổi hướng hai lần để tránh sự phát hiện của radar phòng thủ tên lửa đối phương, tạo thành đường bay hình chữ S đẹp mắt.

BrahMos được phát triển dựa trên sự hợp tác giữa NPO Mashinostroeyenia của Nga với tổ chức nghiên cứu và phát triển bộ quốc phòng của Ấn Độ trong chương trình không gian mang tên BrahMos. Tên của loại tên lửa này viết tắt của tên hai con sông là: Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva của Nga.

Ngoài ra hiện nay liên doanh này đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển một số phiên bản khác, trong đó có phiên bản BrahMos-2 thu hút sự quan tâm của nhiều nước vì những tính năng vượt trội.

Theo Nguyễn Đông

Đất Việt