1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Máy bay B-21: Không cần phi công và vô hình

Theo Defense One, không chỉ "vô hình", máy bay ném bom B-21 của Mỹ hoàn toàn có thể vận hành bình thường mà không cần phi công ngồi trên máy bay.

Theo kế hoạch, phiên bản có người lái của máy bay ném bom B-21 dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2020. Ngoài ra, Lầu Năm Góc tiết lộ rằng, một phiên bản không người lái của chiếc máy bay này là hoàn toàn có thể.

Nếu phiên bản không người lái được thực hiện thì B-21 có những tính năng độc nhất trên thế giới. Bởi trước đó, theo tờ National Interest, máy bay ném bom thế hệ mới B-21 của Không quân Mỹ sẽ là máy bay có thể "vô hình" trước hệ thống radar phòng không của đối phương đầu tiên trên thế giới.

Công nghệ tàng hình hiện có chủ yếu tập trung đối phó với các radar điều khiển hỏa lực tần số cao, bước sóng ngắn. Trong khi đó, các radar trinh sát tần số thấp, bước sóng dài có thể phát hiện máy bay tàng hình.

Máy bay B-21 của Mỹ.
Máy bay B-21 của Mỹ.

Khái niệm thiết kế của B-21 có thể tàng hình trước hai loại radar tần số thấp và cao. Ý tưởng của chương trình B-21 là phát triển một máy bay ném bom có thể tấn công bất kỳ nơi đâu trên thế giới mà kẻ thù không phát hiện ra.

Điều này tương tự máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit đã làm được trong nhiều năm, cho đến khi các tiến bộ công nghệ phòng không khiến cho B-2 khó khăn hơn để tàng hình hoàn toàn.

Những hệ thống phòng không mới được trang bị bộ vi xử lý nhanh hơn, kết nối mạng kỹ thuật số, cảm biến có khả năng phát hiện máy bay tàng hình từ khoảng cách rất xa. Quan điểm thiết kế của B-21 phải có khả năng vượt qua những hệ thống phòng không tinh vi nhất.

Theo hình ảnh đồ họa B-21 vừa được Không quân Mỹ công bố, máy bay có hình dáng tương tự B-2 Spirit. Tuy nhiên, các quan chức không quân tuyên bố, sự tiến bộ trong công nghệ tàng hình sẽ giúp B-21 vượt xa khả năng B-2.

Theo người đứng đầu trung tâm phân tích Air Power Australia, Carlo Kopp, chuyên gia trên thế giới không sử dụng thuật ngữ "vô hình" trong việc ứng dụng công nghệ tàng hình. Không thể sử dụng các phương tiện hiện đại để biến máy bay hay tên lửa thành vô hình.

Chỉ có thể giảm khả năng phát hiện các phương tiện này trên màn hình radar. Đây là gót chân Asin đầu tiên của máy bay tàng hình: chúng vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ người sử dụng các hệ thống phòng không vác vai (MANPAD) tầm ngắn.

Và tên lửa của hệ thống này, trang bị đầu dẫn đường bằng sóng vô tuyến, vẫn có thể "thấy" máy bay. MANPAD hiện đại sử dụng kết hợp cả công nghệ quang học, hồng ngoại, laser và ở đây công nghệ tàng hình bị vô hiệu hóa.

Theo Ngọc Hòa

Đất Việt