1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Maidan trên Quảng trường Đỏ ở Nga: Ukraine quá tự tin?

Việc Ukraine đưa ra lời cảnh báo sẽ có Maidan trên Quảng trường Đỏ vào thời điểm này được xem như quá xa vời với thực tế.

Nga quan ngại về Ukraine

Ngày 20/9, Nga đã lên tiếng phản đối việc thành lập phái bộ vũ trang của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại Ukraine.

Theo ông Aleksandr Lukashevich, đại diện thường trực của Nga tại OSCE việc này là không thực tế. Bởi lẽ xét theo tính chất dân sự của chính OSCE cũng như thực tế lịch sử tồn tại, tổ chức này chưa có bất cứ hoạt động nào liên quan đến thành tố vũ trang.

Ông Lukashevich cho rằng nỗ lực của OSCE trong tương lai nhằm thành lập phái bộ vũ trang tại Đông Nam Ukraine là một đề tài hết sức nhạy cảm.

“Nga không nhìn thấy triển vọng về kế hoạch như trên, sau khi xem xét tới tính chất dân sự của OSCE cũng như các Phái bộ giám sát đặc biệt của tổ chức này. Không có bất cứ thành tố vũ trang nào có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện gói biện pháp được các bên xung đột cùng nhóm Bộ Tứ Normandy và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua”, ông Lukashevich nhấn mạnh.

Nga đã lên tiếng phản đối việc thành lập phái bộ vũ trang của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại Ukraine.
Nga đã lên tiếng phản đối việc thành lập phái bộ vũ trang của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại Ukraine.

Trước đó, tại hội nghị nhân quyền thường niên của OSCE, khai mạc ngày 19/9 tại Warsaw (Ba Lan), Vụ trưởng Vụ Hợp tác nhân đạo và nhân quyền thuộc Bộ Ngoại giao Nga Anatoly Viktorov đã tuyên bố OSCE thiếu khách quan khi đánh giá tình hình Ukraine.

Trong phát biểu của mình, ông Viktorov nêu rõ trên thực tế, OSCE thiếu công bằng trong việc phân tích, đánh giá tình hình Ukraine, nơi xung đột vũ trang đã kéo dài sang năm thứ ba liên tiếp, mà một trong những nguyên nhân chính là do các nước Phương Tây đã hậu thuẫn cho các hành động gây bất ổn tình hình.

Trong một diễn biến khác, ngày 20/9, Bộ Ngoại giao Nga cũng ra tuyên bố bày tỏ lo ngại về những hậu quả đến từ luật ân xá mới của Ukraine, theo đó những đối tượng tham gia các chiến dịch quân sự tại Donbass sẽ được trao quyền bất khả xâm phạm.

Bộ trên nhấn mạnh rằng quyết định của Kiev đã vi phạm những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ nhân quyền, điều này không thể không gây ra lo ngại.

Bên cạnh đó, điện Kremlin cũng chia sẻ quan điểm và lo ngại của các chuyên gia về những hậu quả đến từ luật ân xá mới của Ukraine, mà mục đích của nó là trao quyền bất khả xâm phạm cho những đối tượng tham gia các chiến dịch quân sự tại miền Đông nước này.

Ukraine cảnh báo sẽ có Maidan trên Quảng trường Đỏ

Trong một động thái đáp trả, mới đây, tại cuộc họp Ủy ban về khoa học, giáo dục, văn hóa và truyền thông Hội đồng Nghị viện châu Âu (PACE) ở Kiev, Tổng công tố Ukraine Yuri Lutsenko đã đưa ra những lời cảnh báo đối với điện Kremlin.

Ông Lutsenko cho rằng trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga sẽ xảy ra các sự kiện như tại Quảng trường Độc lập ở Kiev hồi mùa đông năm 2014.

“Tại thời điểm khi Ukraine sẽ sống tốt hơn so với Nga, ở Nga sẽ bắt đầu mở rộng không gian tự do. Sẽ đến lúc chúng ta thấy trên Quảng trường Đỏ ở Moscow diễn ra các quá trình mà chúng ta đã chứng kiến tại Maidan Ukraine”, hãng UNIAN dẫn lời ông Lutsenko khẳng định.

Ukraine cảnh báo sẽ có Maidan trên Quảng trường Đỏ
Ukraine cảnh báo sẽ có Maidan trên Quảng trường Đỏ

Theo ông Lutsenko, chính quyền Kiev coi trọng việc “thúc đẩy không gian dân chủ về phía Đông”. Đặc biệt, cách đây 30 năm “hàng rào tự do” đã từng tồn tại ở Berlin bị chia cắt.

“Sau đó, hàng rào chuyển đến Vistula, đến thủ đô Ba Lan. Sau đó, đến Dnepr, Kiev, và Ukraine đã phân chia. Hôm nay hàng rào này đứng ở biên giới phía Đông của chúng tôi”, ông Lutsenko nhấn mạnh.

Phong trào Maidan diễn ra lần đầu tiên tại Quảng trường Độc lập ở Kiev hồi mùa đông năm 2014. Sự kiện này đã dẫn tới sự sụp đổ của chính phủ của Tổng thống Yanukovych, đưa tới sự thành lập một chính phủ lâm thời.

Tiếp đến vào hôm 7/6/2015, khoảng 100 người biểu tình Ukraine đã dựng lều bạt trên Quảng trường Maidan nhằm yêu cầu Tổng thống Petro Poroshenko và nội các của ông báo cáo việc thực hiện lời hứa cách đây 1 năm của ông.

Không chỉ thế, chính phủ Kiev hiện đang phải đối mặt với nhiều nỗi lo về an sinh xã hội, ngân sách, năng lượng, đấu đá quyền lực… Tất cả những vấn đề này được dự báo tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm bùng nổ một “Maidan” mới tại Ukraine vào năm 2016.

Do vậy giới phân tích cho rằng lời cảnh báo của Tổng công tố Yuri Lutsenko đối với Nga là quá xa vời. Đặc biệt vào lúc này muốn xây dựng Ukraine sống tốt hơn so với Nga không phải dễ dàng và không nằm trong sự kiểm soát của chính quyền Kiev.

Theo Tuấn Hùng

Đất Việt