1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Lý do các nghị sỹ đảng Cộng hòa “nổi loạn” ở Thượng viện Mỹ

Việc Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết ngăn chặn Tuyên bố tình trạng khẩn cấp cho thấy sự chia rẽ sâu sắc giữa Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa.

Nghị quyết ngăn chặn Tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Tổng thống Donald Trump đã được các thượng nghị sỹ thông qua với tỷ lệ 59 phiếu thuận và 41 phiếu chống.

Điều đáng nói là Thượng viện hiện do đảng Cộng hòa chiếm đa số với 53 ghế. Và trong cuộc bỏ phiếu ngày 14/3, có tới 12 Thượng nghị sỹ Cộng hòa đã tham gia cùng 45 Thượng nghị sỹ Dân chủ và 2 Thượng nghị sỹ độc lập bỏ phiếu thông qua nghị quyết chấm dứt Tuyên bố tình trạng khẩn cấp của ông chủ Nhà Trắng.

Lý do các nghị sỹ đảng Cộng hòa “nổi loạn” ở Thượng viện Mỹ - 1..jpg

Thượng viện do đảng Cộng hòa chiếm đa số đã thông qua nghị quyết ngăn chặn Tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Tổng thống Trump. Ảnh: Getty

Tháng trước, Hạ viện Mỹ hiện do đảng Dân chủ kiểm soát cũng đã thông qua bản nghị quyết này với 245 phiếu thuận và 182 phiếu chống.

“Sự thuyết phục nửa vời”

Sáng 14/3, Tổng thống Trump đã gửi đi một thông điệp trước khi Thượng viện tiến hành bỏ phiếu rằng: “Một cuộc bỏ phiếu về nghị quyết hôm nay của các Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa là bỏ phiếu cho Nancy Pelosi, cho tội phạm và cho đảng Dân chủ muốn mở cửa biên giới”.

Ngay sau đó, các trợ lý Nhà Trắng cũng gửi tin nhắn cho các Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa (GOP) và nhắc nhở họ về quan điểm của Tổng thống.

Việc “lobby” (vận động hành lang) vào phút chót đã không thể làm thay đổi được kết quả. Và có tới 12 Thượng nghị sỹ GOP bỏ phiếu thông qua nghị quyết ngăn chặn sắc lệnh tình trạng khẩn cấp của Tổng thống.

Trước đó, các Thượng nghị sỹ GOP nói rằng, Tổng thống đáng lẽ ra đã không phải làm như vậy nếu ông đồng tình cam kết với họ về việc sẽ thay đổi Đạo Luật tình trạng khẩn cấp để kiềm chế quyền lực của Tổng thống.

“Tổng thống lẽ ra hoàn toàn có thể nhận được sự ủng hộ của hơn 50 thành viên GOP tại Thượng viện”, Thượng nghị sỹ Mike Lee cho biết.

Mike Lee là một trong những Thượng nghị sỹ GOP muốn Tổng thống Trump đồng ý sửa đổi Đạo luật tình trạng khẩn cấp 1976 để đối lấy sự ủng hộ trong cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện.

Những ngày trước cuộc bỏ phiếu, Tổng thống Trump còn gần như không có động thái ngăn chặn sự “nổi loạn” của các thành viên GOP.

Tổng thống Trump nói với các Thượng nghị sỹ rằng ông biết họ sẽ không thể đảo ngược quyền phủ quyết của ông. Trong cuộc gặp chiều 13/3 với các Thượng nghị sỹ GOP, ông thậm chí còn nói rằng, họ có thể bỏ phiếu về điều mà họ cảm thấy hài lòng.

Tuy nhiên, đến tối 13/3, ông đã nhận được khá nhiều lời chỉ trích từ chính đảng cộng hòa. Tối hôm đó, Thượng nghị sỹ Ted Cruz, Lindsey Graham và Ben Sasse đã tới Nhà Trắng, tìm cách bác bỏ nghị quyết ngăn chặn tình trạng khẩn cấp của Tổng thống.

Các thượng nghị sỹ này không thông báo trước về ý định gặp Tổng thống. “Họ chỉ gọi điện thông báo khi đã đang trên đường tới, và khăng khăng đòi gặp Tổng thống”, một trợ lý cấp cao của Nhà Trắng cho biết.

Phó luật sư Nhà Trắng Pat Philbin và người phụ trách vấn đề pháp lý Shahira Knight đã được triệu tới gặp Tổng thống và 3 thượng nghị sỹ trên, nhưng cuộc thảo luận đã không đưa ra được giải pháp cho bất đồng rộng rãi giữa các nghị sĩ và Tổng thống Trump.

Thực tế, người phụ trách vấn đề pháp lý Knight đã nói với các đồng nghệp của mình rằng cuộc gặp “ngẫu hững” này thậm chí còn mang lại kết quả tồi tệ hơn, vì họ đã khiến Tổng thống phát cáu và không hoàn toàn đồng tình với quan điểm mà họ trình bày.

Tuy nhiên, sáng 14/3, Tổng thống Trump vẫn đăng tải các dòng Tweet thúc giục đảng Cộng hòa không bỏ phiếu đồng tình với quan điểm của Chủ tịch hạ viện Nancy Pelosi. Ông cũng đưa ra một cam kết, dù có phần thờ ơ, về việc sẽ xem xét sửa đổi Đạo luật tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Sự chia rẽ sâu sắc giữa Tổng thống với đảng Cộng hòa

Các Thượng nghị sỹ GOP không đồng tình với tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Tổng thống là vì cuộc chiến bảo vệ Hiến Pháp và việc tách biệt quyền lực. 

Tuy nhiên, Tổng thống Trump lại nhận định mọi thứ đơn giản hơn khi đăng tải dòng Tweet: “Vấn đề của ngày hôm này là AN NINH BIÊN GIỚI và Tội phạm. Đừng bỏ phiếu với Pelosi”.

“Tổng thông coi đó là cuộc bỏ phiếu về an ninh biên giới, và tôi có thể hiểu được quan điểm của ông. Nhưng theo quan điểm của tôi, đảng Cộng hòa bỏ phiếu phản đối ông lại không dựa trên an ninh biên giới, mà dựa trên vấn đề tách biệt của quyền lực”, Thượng nghị sỹ John Kennedy nói.

Đối với 1 số người, họ bỏ phiếu chống lại nghị quyết nhưng không hẳn đã đồng tình với Tổng thống. Thượng nghị sỹ Thom Tillis đã từng chỉ trích tuyên bố khẩn cấp của Tổng thống trong một bài viết trên Washington Post hồi tháng 2. Tuy nhiên, từ tuần trước, ông đã tìm cách thỏa thuận với Nhà Trắng về những cải cách đối với Đạo luật tình trạng khẩn cấp quốc gia. Cuối cùng, ông đã bỏ phiếu phản đối nghị quyết. Lý do là vì chiến dịch tái tranh cử vào năm tới.

Đối với các Thượng nghị sỹ mới đắc cử gần đây hoặc những người lo ngại về hậu quả chính trị ngay lập tức, họ lại dễ dàng đưa ra quyết định hơn. Ví dụ như Thượng nghị sĩ Susan Collins và Rand Paul, họ không hề lưỡng lự khi tuyên bố ủng hộ nghị quyết ngăn chặn Tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Tổng thống.

Theo Politico, nếu như số người nổi loạn chỉ là 3 thôi thì tình hình có thể “cứu vãn được”. Khi đó, Phó Tổng thống Mike Pence (người đứng đầu Thượng viện) sẽ đóng vai trò là người làm tan băng và ngăn được việc Tổng thống Trump dùng quyền phủ quyết đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình.

Phó Tổng thống Pence đã có cuộc gặp riêng các Thượng nghị sỹ Lamar Alexander, Pat Toomey và Rob Portman, Tillis và Mike Lee hôm 12/3 và dường như ban đầu ông cũng thờ ơ với việc thay đổi luật nhằm hạn chế quyền của Tổng thống.

Tuy nhiên, Phó Tổng thống Pence đã phải để tâm hơn khi ông được thông báo rằng, thỏa thuận về việc sửa đổi đạo luật khẩn cấp quốc gia là giải pháp có thể đảm bảo nghị quyết ngăn chặn Tuyên bố khẩn cấp của Tổng thống sẽ không qua ải của Thượng viện.

Chỉ 24 gờ sau đó, Tổng thống Trump đã tuyên bố sẽ không có thỏa thuận nào cả. Đây là điều bất ngờ đối khi các Thượng nghị sỹ Cộng hòa họp kín cùng 1 số quan chức Nhà Trắng để tránh sự đối đầu với Tổng thống.

Toomey, Lee và Marco Rubio nằm trong số các Thượng nghị sỹ đã bỏ phiếu thuận, mặc dù mong muốn của họ là có nhiều hàng rào biên giới hơn.

Thượng nghị sỹ Toomey đã nói về việc bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết ngăn chặn tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Tổng thống Trump rằng: “Thật nực cười, vì tôi hoàn toàn ủng hộ việc xây thêm hàng rào biên giới”.

Theo Thùy Linh

VOV.VN