Lộ căn cứ lực lượng đặc biệt Mỹ ở Aleppo
Phát hiện căn cứ bí mật của lực lượng đặc biệt Mỹ cùng với máy bay quân sự ở tỉnh Aleppo của Syria.
Trên vùng đất của nhà máy xi măng Syria-Pháp Lafarge trong khu vực người Kurd Koban ở miền bắc Syria đã phát hiện căn cứ của Lực lượng đặc biệt Mỹ.
Trên hình ảnh vệ tinh được công bố cho thấy có nhiều máy bay quân sự: máy bay chiến đấu và trực thăng vận chuyển, cũng như ban tham mưu, nhà kho và các tòa nhà phụ trợ khác.
Trên hình ảnh vệ tính có thể thấy rõ hai trực thăng vận tải quân sự, hai máy bay-trực thăng (vừa là máy bay vừa là trực thăng), và một máy bay trực thăng tấn công của Không quân Mỹ.
Trực thăng ở căn cứ của lực lượng đặc biệt Mỹ
AH-64 Apache là trực thăng tấn công chính của quân đội Mỹ từ giữa những năm 1980.
Blackhawk là loại trực thăng đa năng (nhiều công dụng) của Mỹ được dùng cho lực lượng đặc biệt và tìm kiếm, cứu nạn.
V-22 Osprey – máy bay-trực thăng Mỹ là loại kết hợp những ưu điểm riêng của các loại máy bay và trực thăng. Chúng có thể vận chuyển 24 hoặc 32 lính dù.
Trước đó đã có thông báo rằng, máy bay-trực thăng của thủy quân lục chiến Mỹ lần đầu tiên được phát hiện ở Aleppo, nơi người Kurd tấn công Manbij chiếm chỗ của IS.
Nhớ lại rằng, gần đây Mỹ lần đầu tiên sử dụng máy bay trực thăng Apache trong chiến dịch chống lại IS ở thành phố Manbij thuộc tỉnh Aleppo, Syria.
Boeing CH-47 Chinook - máy bay trực thăng vận tải quân sự hạng nặng có thể chứa: 33-55 binh sĩ hoặc 24 bệnh nhân.
Nhà máy Lafarge
Được biết, nhà máy xi măng Jalabiya Syria là một trong những nhà máy hiện đại nhất và lớn nhất ở Trung Đông, nó bao gồm công ty cổ phần Lafarge, công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực xi măng sau khi sáp nhập công ty Lafarge của Pháp với Holcim của Thụy Sĩ.
Nhà máy xi măng Jalabiya ở phía đông bắc của Syria đã được mua lại bởi Lafarge trong năm 2007, công ty của Pháp đã mua nhà máy trong giai đoạn đang được xây dựng.
Doanh nhân Syria Firas Tlass, người đang sống lưu vong, là một cổ đông của Xi măng Lafarge Syria.
Nhà máy đã cộng tác với IS (nhà nước hồi giáo)?
Gần đây ở Pháp đã xuất hiên scandal đình đám về sự hợp tác của công ty Lafarge với nhóm khủng bố đẫm máu.
Sau khi chiến tranh bùng nổ và tấn công IG nhóm lãnh đạo Syria Lafarge đã tiến hành các cuộc nói chuyện với những kẻ khủng bố thông qua thư điện tử và kéo dài đến tháng 9/2014.
Trong các bức thư ban giám đốc đã yêu cầu cho phép tiếp tục công việc của công ty bằng cách trao đổi một việc gì đó. Ngoài ra, giám đốc nhà máy đã nhiều lần đích thân đi đến đàm phán với những kẻ khủng bố.
Và công việc này đã tiếp tục cho đến ngày 19/9/2014, khi quân IS tiến vào lãnh thổ của nhà máy và tạm dừng tất cả hoạt động sản xuất.
Hiên tại nhà máy ở Dzhalabii đã đóng cửa. Vào tháng 2/2015, khu vực này đã thuộc về sự kiểm soát của lực lượng dân quân người Kurd. Trước đó, người dân địa phương đã có những tin đồn, nhưng bây giờ đã sáng tỏ, trong khu vực của các doanh nghiệp này được dùng làm căn cứ của quân đội nước ngoài (Mỹ, Pháp, Anh), lực lượng này có một quan hệ với các lực lượng dân quân người Kurd.
Chúng ta nhớ lại rằng, cuối năm 2015, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết đang điều động khoảng 3.500 binh sĩ tinh nhuệ hoạt động tại Iraq và 50 lính biệt kích tới Syria. Lực lượng được coi “mũi nhọn” này sẽ giúp quân đội Iraq đẩy mạnh cuộc chiến chống IS, thực hiện các chiến dịch tấn công, giải cứu con tin, thu thập thông tin tình báo, đột kích tấn công các thủ lĩnh của IS vào bất kỳ thời điểm nào tại Iraq cũng như bên trong lãnh thổ Syria.
Tuy nhiên, ngoài việc tiêu diệt IS, Mỹ hậu thuẫn cho các chiến binh chủ yếu là người Kurd đang theo đuổi mục tiêu địa chiến lược riêng trong khu vực và lực lượng này mong muốn liên bang hóa Syria – đây là điều mà Mỹ mong muốn.
Sự xuất hiện của lực lượng quân sự Mỹ và Nga ở Syria, đặc biệt là Nga đã giúp cho chính quyền Syria giành được nhiều thắng lợi quan trọng.
Tuy nhiên nếu Nga dành chiến thắng trong cuộc chiến này thì cả Mỹ và NATO sẽ rất bất lợi, vì vậy một mặt họ giúp đỡ tiêu diệt IS nhưng mặt khác lại ngầm ủng hộ các lực lượng nhằm chống đối chính quyền Syria. Tình hình chính trị ở đất nước này vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Theo Minh Tú
Đất Việt