1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Liên minh Nga-Trung có kiềm chế được Mỹ?

Theo Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì và Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev Platonovich, 2013 là "một năm thu hoạch" cho quan hệ Trung- Nga đồng thời là một năm tồi tệ nhất trong mối quan hệ giữa các nước phương Tây vì liên quan đến chương trình nghe lén của Cơ quan ninh quốc gia Mỹ (NSA) và mọi thứ có thể tồi tệ hơn trong năm 2014.

Tàu chiến Trung Quốc diễn tập cùng với Nga trong quốc tập trận Sứ mệnh hòa bình 2013.

Tàu chiến Trung Quốc diễn tập cùng với Nga trong quốc tập trận "Sứ mệnh hòa bình 2013".

Như đã được nói đến trong nhiều năm trở lại đây về những khó khăn mà Mỹ đang phải đối mặt trong 2 cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan cùng với một nền kinh tế lún sâu vào việc cắt giảm ngân sách đã tạo ra “khoảng trống quyền lực” cho Trung Quốc. Trong thời gian này, Trung Quốc đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế hai con số và một môi trường an ninh tương đối ổn định, nổi lên như một cường quốc thống trị tại châu Á. Bắc Kinh đã “gặt hái” được những lợi ích kinh tế từ sự “trỗi dậy hòa bình” của mình bằng cách phát triển kinh tế, giải quyết tranh chấp lãnh thổ lâu dài với các nước láng giềng, củng cố quan hệ với các cường quốc trong khu vực. Trong khi đó, Mỹ đang phải “vật lộn” để tự giải thoát nền kinh tế của mình và đổ hàng tỷ USD vào một cuộc chiến tranh không có thắng lợi cuối cùng. 

Vì vậy, khi Trung Quốc bắt đầu phô diễn sức mạnh của mình ở khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông, nước này đã không hề “e ngại” chiến lược “xoay trục” hay “tái cân bằng” của Mỹ ở châu Á. Bởi vì, xét trên một số khía cạnh và với tình hình hiện tại, ít nhất là trong trung hạn, Washington sẽ không có đủ nguồn lực để thực hiện chiến lược trên hoặc có bất kỳ hành động nào mang tính đối đầu với Trung Quốc. Như Bắc Kinh và nhiều chuyên gia quốc phòng của Mỹ nhận định, chính sách “tái cân bằng” của Mỹ ở châu Á chỉ đơn thuần là một mong muốn hay là một bài thực hành mang tính học thuật hơn là một chiến lược thực tế và hãy để nó “ngủ yên” một mình ở bất cứ nơi nào cho đến khi gần triển khai hãy sờ đến. Đó cũng là một lý do tại sao Bắc Kinh không sợ phải chịu hậu quả khi đe dọa thay đổi hiện trạng trong khu vực, ví dụ như việc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông ngày 23/11 vừa qua.

Vào thời điểm này, bằng việc hợp tác với nhau, Trung Quốc và Nga có thể đảm bảo rằng chiến lược xoay trục của Mỹ tới châu Á sẽ còn rất lâu mới được cụ thể hóa, hiện vẫn còn rất mờ nhạt và do đó cũng không hiệu quả. Hai nước trên có thể thực hiện được điều này thông qua việc mở rộng phạm vi không gian trách nhiệm an ninh và tiếp tục kéo dài sự suy giảm nguồn lực quân sự của Washington.

Một vài năm trước đây, Bobo Lo, một học giả tại Chatham House, Viện quốc tế Ngoại giao có trụ sở tại Anh đã đề xuất thuật ngữ "trục tiện lợi" để mô tả mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga. 5 năm sau khi xuất bản cuốn sách cùng tên của ông, mối quan hệ này vẫn chưa được cải thiện. Nhưng ít nhất trong thời gian tới, Bắc Kinh và Moscow dường như đã gác tranh chấp lãnh thổ của mình sang một bên và sự hợp tác ở tầm chiến lược giữa hai nước đang mở ra hy vọng sẽ buộc Mỹ rút khỏi châu Á.

Đáng lưu ý là Trung Quốc giờ đây đã phát triển chiến lược Chống tiếp cận (A2/AD) với tên lửa chống hạm Đông Phong-21D, được coi là mối nguy hiểm cho các hạm đội tàu chiến, thậm chí có thể tiêu diệt tàu sân bay và là “trái tim” của chiến lược trên và bây giờ thêm ADIZ. Cùng lúc, Nga đang nỗ lực “đánh bật” Mỹ ra khỏi sân sau của nước này. Thật thú vị khi lưu ý rằng chỉ 2 tuần sau khi Trung Quốc đơn phương thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông, Tổng thống Putin đã tuyên bố Nga sẽ tăng cường sự hiện diện của mình tại khu vực Bắc Cực giàu tài nguyên thiên nhiên. Trước đó, Hải quân Nga cũng đã thông báo rằng Bắc Cực sẽ là ưu tiên của lực lượng này trong năm 2014.

Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Vadim Serga, Hạm đội Biển Bắc của Nga sẽ tiến hành các cuộc thám hiểm cũng như chế tạo các tàu tuần tra lớp băng nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia tại khu vực này. Trong khi đó, Nga cũng đã bắt đầu triển khai các đơn vị phòng không và hệ thống radar cảnh báo sớm tên lửa tại thị trấn phía bắc Vorkuta. Theo kế hoạch, công việc này sẽ hoàn tất vào năm 2018. Cùng lúc, Bộ Quốc phòng Nga cũng đang cải tạo và nâng cấp sân bay quân sự trên quần đảo Siberia ở miền cực bắc.

Tên lửa hạt nhân chiến lược của Nga.

Tên lửa hạt nhân chiến lược của Nga.

Nga cho biết các lực lượng vũ trang của nước này đã chuyển các tên lửa Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới gần hơn biên giới với các nước châu Âu. Động thái này của Nga được đưa ra nhằm đối phó với kế hoạch triển khai hệ thống lá chắn tên lửa gây tranh cãi do Mỹ "giật dây" ở châu Âu. Hệ thống tên lửa tiên tiến Iskander của Nga có tầm bắn 500 km và có khả năng sẽ được sử dụng để phá hủy hệ thống radar và lá chắn mới của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Thông báo này của phía Nga làm dấy lên mối lo ngại ở Mỹ và các quốc gia láng giềng của Nga như Ba Lan.

Loại tên lửa tiên tiến - được gọi là Iskander-M - là một trong những vũ khí quan trọng nhất của Nga thời hậu Xôviết và hiện đang nằm trong số các mặt hàng quân sự xuất khẩu có giá nhất của nước này. Theo hãng thông tấn nhà nước ITAR-TASS của Nga, "Iskander là loại vũ khí có thể gây ảnh hưởng tới tình hình quân sự và chính trị ở các khu vực nhất định trên thế giới". Mặc dù Tổng thống Putin từ chối việc triển khai tên lửa trên nhưng ông cũng nói: “Chúng tôi đã nhiều lần cho rằng lá chắn tên lửa (của Mỹ tại châu Âu) luôn đe dọa tiềm năng hạt nhân của Nga và vì vậy chúng tôi sẽ có phản ứng. Và một trong những hành động phản ứng đó sẽ là việc đặt Iskander tại Kaliningrad”.

Sự hiện diện ngày càng tăng của quân đội Nga ở Bắc Cực – một tín hiệu báo động về việc khu vực này sẽ trở thành sẽ thành nơi có tầm quan trọng chiến lược - chắc chắn sẽ dẫn đến phản ứng từ Mỹ (và Washington đã đưa ra kế hoạch để khẳng định chỗ đứng của mình tại khu vực này). Tuy nhiên, nếu thực hiện kế hoạch trên (tạm gọi là kế hoạch “tái cân bằng” đến Bắc Cực), Mỹ sẽ tiếp tục bị dàn trải chi phí quân sự và do đó sẽ không đủ nguồn lực để xoay trục về châu Á.

Giờ đây đang có những câu hỏi đặt ra về việc liệu Washington có thể đủ khả năng để tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng mà không ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước này. Thực tế là Mỹ không thể một mình chống lại được cả một Trung Quốc đang trỗi dậy ở châu Á và sự hiện diện ngày càng tăng của Nga ở Bắc Cực và vùng Baltic. Tình huống đặt ra là, hoặc Mỹ sẽ tập trung vào một đối thủ hoặc sẽ cố gắng đối phó với mọi tình huống, và dù trong trường hợp nào thì Mỹ cũng khó có thể đủ nguồn lực để thực hiện. Rõ ràng Washington đang có rất ít sự lựa chọn và như vậy cả Bắc Kinh và Moskva sẽ được lợi trước một đối thủ bị phân tán nguồn lực trừ phi các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và NATO tăng chi tiêu quốc phòng.


Theo CT
Baotintuc.vn/Diplomat