1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Lịch sử đánh giá di sản của Tony Blair như thế nào?

(Dân trí) - 10 năm nắm quyền của Tony Blair trên cương vị là thủ tướng nước Anh sẽ được lịch sử kiểm chứng như thế nào? Thời gian sẽ có lời giải đáp. Dưới đây là đánh giá của ba chuyên gia nổi tiếng về chặng đường dẫn dắt nước Anh của vị thủ tướng đang bị coi là “thất sủng” này.

Thành tựu

 

Theo Ian Kershaw, giáo sư môn lịch sử hiện đại, Đại học Sheffield, so với những thủ tướng Anh trong thời bình, kể từ khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, ông Blair vượt trội hơn. So với những mớ bòng bong của chính phủ cuối cùng của đảng Bảo thủ, dưới thời Thủ tướng Major, thì chính phủ của ông Blair thậm chí vẫn tốt hơn.

 

Tuy nhiên nếu xét đến mong đợi của người dân Anh trong năm 1997 và đánh giá tình trạng hiện tại của xã hội Anh, thì 10 năm cầm quyền của ông Blair rõ ràng là một giai đoạn di xuống trong lịch sử, một cơ hội bị đánh mất, một thời gian mà hứa nhiều nhưng làm chưa được bao nhiêu.

 

Dĩ nhiên, ông Blair đã làm Công đảng biến đổi, và đưa nó chiến thắng ba cuộc tổng tuyển cử liên tiếp, một kỳ công mà chưa một nhà lãnh đạo Công đảng nào trước đó làm được. Không thể phủ nhận là, nước Anh trong suốt một thập kỷ qua đã đạt được những thành tựu đáng chú ý: phát triển thịnh vượng, kinh tế ổn định.

 

Về mặt hiến pháp, việc trao lại quyền lãnh đạo cho Scotland và Wales đã là một thành công lớn, ít nhất là trong thời gian ngắn. Và ở Bắc Ireland, mặc dù Blair không phải là người khởi xướng, nhưng các cuộc đàm phán của ông trong Thoả thuận ngày thứ sáu tốt lành thực sự là bước khởi đầu cho những thay đổi lớn, tốt đẹp hơn.

 

Trong lĩnh vực này, nhà viết tiểu sử của Tony Blair, Anthony Seldom, nhận xét không có lĩnh vực nào trong đời sống của người Anh được Tony Blair chú ý quan tâm hơn vấn đề về Bắc Ireland. Ngay từ những tuần đầu tiên lên nắm quyền ông đã quyết định ưu tiên đầu tiên là hoàn thành tiến trình hoà bình.

 

Cũng theo Anthony Seldom, một số báo Anh đều tạo ấn tượng cho Tony Blair là một người không có lý tưởng rõ ràng, người đưa nước Anh vào một cuộc chiến vô nghĩa ở Iraq, người dối trá, và người “theo gót” không những một mà còn là hai tổng thống Mỹ, người lấp đầy những vấn đề nội bộ bằng những lời nói dối, những phép tu từ xáo rỗng, những lời hứa còn dang dở.

 

Tuy nhiên, riêng 3 lần chiến thắng trong 3 cuộc tổng tuyển cử liên tiếp đã đảm bảo rằng ông sẽ được nhớ đến như một nhà lãnh đạo hoàn hảo nhất Công đảng. Vượt qua đối thủ John Smith để trở thành lãnh đạo Công đảng năm 1994, Blair đã có ba năm chuẩn bị cho chức thủ tướng, lột xác “Công đảng già nua” ra khỏi những chính sách quốc phòng, thương mại và kinh tế cũ kỹ. Công đảng đã lên nắm quyền với một niềm hi vọng lớn, niềm tin khi thoát khỏi một John Major thất thế và một đảng Bảo thủ đã kiệt sức. Và Công đảng cũng giành được thắng lợi áp đảo trong các cuộc bầu cử năm 2001 và 2005.

 

Xét về vai trò của Tony Blair đối với EU, Anthony Seldom, đánh giá Blair đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng EU từ 15 thành viên lên 27 thành viên, là người đã làm việc vất vả để chứng minh rằng thị trường tự do chiếm ưu thế hơn trong xã hội hiện nay.

 

Theo Andrew Roberts, nhà sử học và nhà viết tiểu sử, trước vụ 11/9 năm 2001, Tony Blair có vẻ như là vị thủ tướng khá mờ nhạt, dù tại vị đã lâu, nhưng không có ảnh hưởng gì lớn đối với thời đại của mình. Nhưng sự kiện 11/9 đến, bất ngờ làm mọi thứ thay đổi. Với tuyên bố rằng anh sẽ “kề vai sát cánh” cùng Mỹ, và gửi một số lượng lớn binh lính tới Afghanistan và Iraq, ông đã tự dọn đường cho mình để lên hàng ngũ những thủ tướng hàng đầu của Anh kể từ năm 1990.

 

Những vấn đề còn tồn tại

 

Tuy nhiên, về xét về hoạt động của chính phủ Anh, thì thời đại của Blair không mang lại hiệu quả. Chính phủ theo kiểu tổng thống suốt 10 năm qua đã đánh mất quyền hạn của Hạ viện. Và việc cải cách Thượng viện vẫn còn là một giấc mơ xa vời.

 

Những mong đợi của năm 1997 là không có thực. Trong niềm hạnh phúc được thoát khỏi chính phủ Bảo thủ đã lỗi thời và đã trở thành đồ “thứ phẩm”, quá nhiều ảo vọng đã được đặt vào chính phủ mới, chính phủ của Công đảng.

 

Theo Ian Kershaw, chính chương trình nghị sự của ông Blair đã thổi phồng những ảo vọng đó. Ông đã tự tuyên bố rằng nhiệm kỳ thủ tướng của ông sẽ mở ra một kỷ nguyên mới. Thế nên, ảo tưởng là điều không thể tránh khỏi.

 

Trên thực tế, những vấn đề then chốt, như hệ thống y tế, giáo dục, giao thông, tội phạm, tình trạng lộn xộn trong giới thanh niên… khó có giải quyết được, cho dù dưới chế độ chính phủ nào và trong vòng một thập kỷ hoặc hơn.

 

Song, cũng có một vài cải thiện đáng kể trong 10 năm lãnh đạo của Công đảng, đặc biệt là vị trí của những người nghèo trong xã hội. Bất luận Công đảng có làm gì, thì cũng đã đáp ứng được quyền lợi của họ. Ví dụ như việc đưa ra mức lương tối thiểu được cho là một hướng đi đúng.

 

Mặc dù chính phủ của ông Blair còn đưa ra nhiều con số để chứng minh những thành tựu lớn về y tế, giáo dục, giảm tội phạm,…nhưng ít người bị thuyết phục. Đối với những người gay gắt hơn, thì những thành tự đó hiếm khi hiện hữu. Và cuối cùng, cảm giác bao trùm là thuế thì tăng tăng cao, trong khi các dịch vụ công cộng ngày một sa sút.

 

Đối với những người sống ở những khu vực nghèo nàn nhất thành phố, thì dường như họ cảm thấy sự bất ổn về an ninh, tội phạm, tình trạng lộn xộn, phá hoại các công trình công cộng, cũng như thái độ chống đối xã hội, vẫn chưa giảm được là bao.

 

Trong lĩnh vực giáo dục và y tế, lĩnh vực được xem là có nhiều cải thiện nhất, rất nhiều người trong ngành phàn nàn rằng mọi thứ thậm chí còn tồi tệ hơn cả trước khi Công đảng lên nắm quyền. Dù tiền tấn có rót về, dịch vụ y tế vẫn trong tình trạng lỏng lẻo. Tại các trường, phòng học đã tốt hơn, nhưng tình trạng quá tải đối với giáo viên vẫn còn là một vấn đề lớn. Học sinh hiện vẫn phải chịu mức học phí cao, nợ nần chồng chất. Hầu như không có giáo viên nào nhận thấy trường của họ đang có sự đổi mới.

 

Trong khi đó, giao thông vẫn là một đống lộn xộn, không có kế hoạch đồng nhất, hay không có sự phối hợp hành động. Những cái đầu của chính phủ thường bế tắc khi xuất hiện vấn đề.

 

Anthony Seldom, Nhà viết tiểu sử của Tony Blair nhận định: “Đánh giá của lịch sử đối với tất cả các vị thủ tướng khi họ từ chức đều gây rất nhiều tranh cãi. Song có ít thủ tướng nào trong lịch sử hiện đại của nước Anh lại phải hứng chịu nhiều chỉ trích như Tony Blair”.

 

PV

Theo BBC

Dòng sự kiện: Tony Blair

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm