Báo cáo chiến lược quân sự mới của Mỹ:
Lầu Năm Góc "mổ xẻ" thách thức từ Trung Quốc
(Dân trí) - Báo cáo Chiến lược Quân sự Quốc gia năm 2015 được công bố ngày 1/7 của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết quân đội nước này vẫn cần can dự trên toàn thế giới trước những quốc gia đối thủ và các yếu tố phi quốc gia...
Hình minh họa. (Ảnh: AP)
... Trong khi vẫn cần phải bảo vệ các đồng minh và thúc đẩy những giá trị Mỹ.
Chiến lược nêu trên nhấn mạnh rằng: “Mỹ vẫn là quốc gia có quân đội mạnh nhất thế giới với những ưu thế vượt trội về công nghệ, năng lượng, đồng minh và các đối tác. Tuy nhiên, những lợi thế này đang bị thách thức”.
Theo báo cáo Chiến lược Quân sự Quốc gia năm 2015, những thách thức chính với Mỹ được xác định là các quốc gia như Nga, Iran, Triều Tiên và Trung Quốc, trong khi các yếu tố phi quốc gia được đề cập tới là các tổ chức khủng bố cực đoan như nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hay Taliban.
Theo báo cáo Chiến lược Quân sự Quốc gia năm 2015, những thách thức chính với Mỹ được xác định là các quốc gia như Nga, Iran, Triều Tiên và Trung Quốc, trong khi các yếu tố phi quốc gia được đề cập tới là các tổ chức khủng bố cực đoan như nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hay Taliban.
Báo cáo nêu rõ rằng cần phải có cách tiếp cận đồng nhất để giải quyết 2 mối đe dọa này, bằng cách “phát hiện, khắc chế và đánh bại”, cũng như “làm yếu đi và tiêu diệt” các tổ chức khủng bố.
Cũng theo báo cáo này, Nga bị cáo buộc đã vi phạm “hàng loạt thỏa thuận” với các “hành động quân sự”, trong đó rõ ràng nhất là Hiệp ước Tên lửa tầm trung. Còn về Iran và Triều Tiên, Mỹ cáo buộc hai quốc gia này đang tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân.
Cũng theo báo cáo này, Nga bị cáo buộc đã vi phạm “hàng loạt thỏa thuận” với các “hành động quân sự”, trong đó rõ ràng nhất là Hiệp ước Tên lửa tầm trung. Còn về Iran và Triều Tiên, Mỹ cáo buộc hai quốc gia này đang tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân.
Về Trung Quốc, Washington muốn quốc gia đông dân nhất này là một phần của trật tự thế giới, thay vì trở thành một thế lực trong khu vực để thách thức sự thống trị của cường quốc Mỹ.
Báo cáo chiến lược mới của Mỹ vạch rõ những hành động của Bắc Kinh thời gian qua đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ví dụ, tuyên bố đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc đã vi phạm các quy định và luật pháp quốc tế. Chưa kể, trong khi cộng đồng quốc tế kêu gọi Bắc Kinh giải quyết căng thẳng bằng cách hợp tác và không đặt ra điều kiện nào thì Bắc Kinh đáp trả bằng cách đẩy mạnh các hoạt động cải tạo, hòng quân sự hóa các vị trí chiến lược trên Biển Đông.
“Mặt trận” công nghệ
“Giờ đây, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức an ninh từ các quốc gia truyền thống và từ các nhóm đối địch. Điều này có được là do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Do vậy, Mỹ có nguy cơ đối diện với những chiến dịch kéo dài thay vì giải quyết nhanh chóng như trước đây”, Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân cúa Mỹ, viết trong phần giới thiệu Chiến lược Quân sự Quốc gia năm 2015.
Chiến lược nêu trên nhấn mạnh, từ ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa, công nghệ hiện nay cho phép các quốc gia và các nhóm khác trên thế giới có thể thách thức những lợi thế lâu dài của Mỹ, ví dụ như hệ thống cảnh báo sớm hay công nghệ giúp các loại vũ khí có khả năng tấn công chính xác hơn. Tình thế hiện nay đòi hỏi Lầu Năm Góc cần phải “nhanh nhẹn, đổi mới và hội nhập hơn” nhằm đối phó với những thách thức này, cũng như “đáp ứng các nhu cầu của quân đội Mỹ để có thể tiếp tục duy trì khả năng can dự trên toàn cầu, qua đó định hình môi trường an ninh và giữ gìn ổn định cho các mối quan hệ liên minh”.
Trái lại, ông Brian Becker, người đứng đầu phong trào phản chiến “Answer” tại Mỹ, cho rằng những quan ngại về việc đang bị đe dọa bởi các đối thủ trong lĩnh vực công nghệ chủ yếu được đưa ra nhằm đối phó với dư luận trong nước.
“Người Mỹ thường được nghe về việc chính phủ đang thiếu ngân sách cho các bệnh viện, trường học và những dự án thiết yếu khác mà xã hội luôn cần. Tuy nhiên, bỗng dưng chiến lược quân sự mới được công bố và chúng ta nghe thấy lời hiệu triệu về việc Mỹ cần phải tăng cường chi tiêu quốc phòng nếu không muốn bị Nga hay Trung Quốc vượt mặt. Tôi cho rằng những động thái này có điểm tương đồng với thời điểm khởi đầu của cuộc chạy đua vũ trang của những năm 1950 trong thế kỷ trước”, ông Becker nhận xét.
Can dự trên toàn cầu
Sự hiện diện của quân đội Mỹ trên toàn cầu được lý giải là điểm mấu chốt trong mối quan hệ với các đồng minh và đối tác, cũng như là một nhân tố duy trì ổn định để thúc đẩy “tăng trưởng kinh tế và hội nhập khu vực”. Từ đây, Washington có khả năng đưa ra các chính sách kịp thời trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
“Chúng ta luôn có sự chuẩn bị ở mọi nơi nhằm ngăn chặn các hành động xâm chiến và sẵn sàng không khoan nhượng trước mọi đối thủ. Chúng ta thường xử lý các vấn đề với những đồng minh hay đối tác, song khi cần Mỹ có thể hành động đơn phương”, chiến lược mới khẳng định.
Ngoài ra, báo cáo Chiến lược quân sự năm 2015 nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ “tiếp tục thúc đẩy để tái cân bằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng như triển khai tới đây những thiết bị tiên tiến và hiệu quả nhất”. Mỹ cũng cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ các đồng minh trong khối quân sự NATO và bảo đảm an ninh cho Israel.
“Nếu bạn nhìn vào những gì mà Mỹ nói, tất nhiên không phải toàn bộ trong chiến lược mới, thì chính sách xoay trục sang châu Á chính là một trục ngăn chặn. Chiến lược quân sự mới, vốn gây sức ép để các quốc gia và nền cộng hòa trong khu vực không dính dáng tới yếu tố Trung Quốc tham gia vào một liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu, coi Bắc Kinh là một mối đe dọa với lợi ích quốc gia”, ông Becker nhận định.
Báo cáo chiến lược mới của Mỹ vạch rõ những hành động của Bắc Kinh thời gian qua đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ví dụ, tuyên bố đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc đã vi phạm các quy định và luật pháp quốc tế. Chưa kể, trong khi cộng đồng quốc tế kêu gọi Bắc Kinh giải quyết căng thẳng bằng cách hợp tác và không đặt ra điều kiện nào thì Bắc Kinh đáp trả bằng cách đẩy mạnh các hoạt động cải tạo, hòng quân sự hóa các vị trí chiến lược trên Biển Đông.
“Mặt trận” công nghệ
“Giờ đây, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức an ninh từ các quốc gia truyền thống và từ các nhóm đối địch. Điều này có được là do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Do vậy, Mỹ có nguy cơ đối diện với những chiến dịch kéo dài thay vì giải quyết nhanh chóng như trước đây”, Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân cúa Mỹ, viết trong phần giới thiệu Chiến lược Quân sự Quốc gia năm 2015.
Chiến lược nêu trên nhấn mạnh, từ ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa, công nghệ hiện nay cho phép các quốc gia và các nhóm khác trên thế giới có thể thách thức những lợi thế lâu dài của Mỹ, ví dụ như hệ thống cảnh báo sớm hay công nghệ giúp các loại vũ khí có khả năng tấn công chính xác hơn. Tình thế hiện nay đòi hỏi Lầu Năm Góc cần phải “nhanh nhẹn, đổi mới và hội nhập hơn” nhằm đối phó với những thách thức này, cũng như “đáp ứng các nhu cầu của quân đội Mỹ để có thể tiếp tục duy trì khả năng can dự trên toàn cầu, qua đó định hình môi trường an ninh và giữ gìn ổn định cho các mối quan hệ liên minh”.
Trái lại, ông Brian Becker, người đứng đầu phong trào phản chiến “Answer” tại Mỹ, cho rằng những quan ngại về việc đang bị đe dọa bởi các đối thủ trong lĩnh vực công nghệ chủ yếu được đưa ra nhằm đối phó với dư luận trong nước.
“Người Mỹ thường được nghe về việc chính phủ đang thiếu ngân sách cho các bệnh viện, trường học và những dự án thiết yếu khác mà xã hội luôn cần. Tuy nhiên, bỗng dưng chiến lược quân sự mới được công bố và chúng ta nghe thấy lời hiệu triệu về việc Mỹ cần phải tăng cường chi tiêu quốc phòng nếu không muốn bị Nga hay Trung Quốc vượt mặt. Tôi cho rằng những động thái này có điểm tương đồng với thời điểm khởi đầu của cuộc chạy đua vũ trang của những năm 1950 trong thế kỷ trước”, ông Becker nhận xét.
Can dự trên toàn cầu
Sự hiện diện của quân đội Mỹ trên toàn cầu được lý giải là điểm mấu chốt trong mối quan hệ với các đồng minh và đối tác, cũng như là một nhân tố duy trì ổn định để thúc đẩy “tăng trưởng kinh tế và hội nhập khu vực”. Từ đây, Washington có khả năng đưa ra các chính sách kịp thời trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
“Chúng ta luôn có sự chuẩn bị ở mọi nơi nhằm ngăn chặn các hành động xâm chiến và sẵn sàng không khoan nhượng trước mọi đối thủ. Chúng ta thường xử lý các vấn đề với những đồng minh hay đối tác, song khi cần Mỹ có thể hành động đơn phương”, chiến lược mới khẳng định.
Ngoài ra, báo cáo Chiến lược quân sự năm 2015 nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ “tiếp tục thúc đẩy để tái cân bằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng như triển khai tới đây những thiết bị tiên tiến và hiệu quả nhất”. Mỹ cũng cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ các đồng minh trong khối quân sự NATO và bảo đảm an ninh cho Israel.
“Nếu bạn nhìn vào những gì mà Mỹ nói, tất nhiên không phải toàn bộ trong chiến lược mới, thì chính sách xoay trục sang châu Á chính là một trục ngăn chặn. Chiến lược quân sự mới, vốn gây sức ép để các quốc gia và nền cộng hòa trong khu vực không dính dáng tới yếu tố Trung Quốc tham gia vào một liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu, coi Bắc Kinh là một mối đe dọa với lợi ích quốc gia”, ông Becker nhận định.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Tổng hợp