1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Lập Nhà nước ở miền Đông Ukraine, Nga bác vì sao?

Nga phản đối nhà nước ly khai mới ở miền Đông Ukraine, ủng hộ mạnh mẽ thỏa thuận Minsk vì không muốn Mỹ trực tiếp nhảy vào đối đầu.

Ngày 18/7, người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng Alexander Zakharchenko đã đọc tuyên ngôn thành lập một quốc gia mới có tên gọi là Malorossia, lấy thủ phủ là thành phố Donetsk.

Tại quốc gia mới mang tên Malorossia, thủ đô Kiev của Ukraine sẽ chỉ còn là trung tâm văn hóa-lịch sử và không còn quy chế thủ đô.


Lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng

Lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng

Với tư cách là đại diện cho các vùng thuộc Ukraine cũ, trừ Crimea, DPR cùng với 19 khu vực khác tuyên bố thành lập nhà nước mới, nhà nước kế thừa của Ukraine.

Ông Zakharchenko tuyên bố, tên gọi mới sẽ đại diện cho 20 khu vực tuyên bố thành lập Nhà nước mới, Nhà nước kế thừa của Ukraine bởi tên gọi này đã không còn uy tín.

Ông Zakharchenko cũng khẳng định, DPR cùng với Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng là hai vùng lãnh thổ duy nhất của Ukraine (trừ Crimea) có chính quyền hợp pháp. Ông cũng cho rằng cần áp đặt tình trạng khẩn cấp trong vòng ba năm.

Sau lời tuyên bố thành lập Nhà nước mới thay thế nhà nước ở Ukraine, Đức và Pháp cũng gần như ngay lập tức lên tiếng phản đối.

Trong một thông báo, chính quyền Berlin gọi đề xuất của Donetsk là "hoàn toàn không thể chấp nhận được".

"Chính phủ Đức lên án bước đi này là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Ông Zakharchenko không có quyền hợp pháp để tuyên bố về khu vực này của Ukraine. Chúng tôi hy vọng Nga cũng lên án bước đi này, rằng nước này sẽ không tôn trọng và chấp nhận điều đó" - thông báo nêu rõ.

Berlin cho rằng cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine chỉ có thể được giải quyết thông qua thương lượng.

Bộ Ngoại giao Pháp thì kêu gọi Nga lên án tuyên bố trên của ông Alexander Zakharchenko.

Người phát ngôn bộ Ngoại giao Pháp, bà Agnes Romatet-Espagne nêu rõ: "Chúng tôi kêu gọi Nga lên án sự việc này, vốn vi phạm các thỏa thuận Minsk và đi ngược lại tinh thần của các cuộc thương lượng trong khuôn khổ Normandy. Nga cần tăng cường nỗ lực để chấm dứt cuộc xung đột."

Và dường như cũng chỉ đợi có vậy, phía Nga đã thể hiện được vai trò cụ thể của mình trong thỏa thuận Minsk.

Đại diện của Nga tại Nhóm tiếp xúc ba bên về Ukraine, Boris Gryzlov nhanh chóng nhắc về sự không hài lòng Moscow đối với phản ứng của các nước châu Âu quan ngại về tình hình Donetsk.

Ông Gryzlov cho rằng, tuyên bố về một nhà nước mới có tên gọi Malorossiya không phù hợp với tiến trình hòa hợp Ukraine như một phần của thỏa thuận Minsk.

"Sáng kiến này không phù hợp với tiến trình Minsk. Tôi chỉ xem đây như một lời mời thảo luận. Tuyên bố này không có những kết quả mang tính xây dựng" - đại diện Nga nói.

Phản ứng của Nga phần nào cho thấy quan điểm rất rõ ràng của quốc gia này với các thỏa thuận Mink vốn được các quốc gia trong "Bộ Tứ Normandy" chấp thuận như các điều kiện tiên quyết để bàn bạc các quá trình hòa bình tiếp theo.

Nó cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm của Moscow trong cuộc xung đột kéo dài nhiều năm ở Syria.

Nga lo ngại Mỹ thay thế Minsk bằng thỏa thuận 3 bên

Các phản ứng của Nga đặt trong tình hình ở miền Đông Ukraine đang nhận được nhiều hơn sự quan tâm ngày càng cao hơn của chính quyền Mỹ.

Mỹ đang từ việc theo dõi các tiến trình thực hiện thỏa thuận Minsk của Nga và châu Âu đã từng hé lộ việc đã tìm ra “xung lực mới” cho giải quyết khủng hoảng Donbass bằng cách trở thành một bên trong cuộc đàm phán này.


 Mỹ có thể sẽ tham gia thỏa thuận 3 bên, trực tiếp đối đấu Nga ở Ukraine

Mỹ có thể sẽ tham gia thỏa thuận 3 bên, trực tiếp đối đấu Nga ở Ukraine

Trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 5, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin đã cho biết về khả năng sẽ tổ chức đàm phán 3 bên giữa Nga, Mỹ và Ukraine song song với hoạt động của nhóm Bộ tứ Normandy về Ukraine (bao gồm Nga, Pháp, Đức và Ukraine).

Khả năng diễn tiến thỏa thuận 3 bên gồm Mỹ - Nga - Ukraine chưa diễn ra ngay nhưng nó manh nha hình thành nếu Bộ tứ Normandy không phát huy quyền lực. Điều này càng có lý khi Nga ngay lập tức ủng hộ các quan điểm của Đức và Pháp về quyết định thành lập Nhà nước mới ở miền Đông Ukraine nhằm chứng minh nỗ lực của mình trong việc thực hiện Minsk.

Nga sẽ còn phải tìm cách để duy trì sức hiệu quả của thỏa thuận Minsk cho tới khi Mỹ có bước đi tiếp theo để thúc đẩy thỏa thuận 3 bên ở quốc gia Đông Âu này.

Theo Huy Vũ

Báo Đất việt