1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Khủng hoảng Ukraina: Phương Tây sắp lộ hết bài?

Có lẽ, việc Tổng thống Mỹ Barack Obama công khai tiết lộ bí mật về sự nhúng tay của Washington trong cuộc đảo chính tại Ukraina tháng 2/2014 cho thấy đã đến lúc phương Tây sắp không còn gì để mà giữ ý nữa.

Xe tăng quân đội Ukraina tiến về Debaltsevo – nơi xung đột quân sự đang diễn biến rất căng thẳng

Xe tăng quân đội Ukraina tiến về Debaltsevo – nơi xung đột quân sự đang diễn biến rất căng thẳng

Trong cuộc phỏng vấn ngày 1/2/2015 của CNN, ông Obama đã thừa nhận rằng, Washington đã làm trung gian trong vụ "chuyển giao quyền lực" ở Ukraina. Nguyên văn lời ông Obama được CNN thuật lại là: "Putin đã quyết định hành động về vấn đề Crimea và Ukraina, không dựa trên các chiến lược chính trị. Ông đã mất bình tĩnh khi chứng kiến các cuộc biểu tình ở Maidan nổ ra và cựu Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych bỏ trốn. Trước đó, chúng tôi đã tiến hành môi giới một đề nghị thỏa thuận chuyển đổi quyền lực ngay tại Ukraina”.

Nói cách khác, nhà lãnh đạo Mỹ thừa nhận rằng, cuộc đảo chính lật đổ ông Yakunovych ở Ukraina hồi tháng 2/2014, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, dai dẳng và khiến cho nhiều người thiệt mạng, đã xảy ra với sự tham gia trực tiếp về mặt tổ chức và kỹ thuật của Mỹ.

Như vậy, ông Obama đã gián tiếp bác bỏ tất cả mọi tuyên bố trước đây của các chính trị gia và các nhà ngoại giao Mỹ. Những người này trong suốt thời gian qua, đã liên tục khẳng định sự kiện Maidan là đỉnh điểm của phong trào biểu tình nội bộ Ukraina ủng hộ Liên minh châu Âu và chống lại chế độ tham nhũng của Tổng thống Yanukovych.

Tất cả những điều này nghe có vẻ tương tự chuyện sau khi liên tục tố Nga viện trợ quân sự, tài chính cho quân nổi dậy miền Đông Ukraina, cũng như trực tiếp tham chiếm tại đây, thì đến ngày 1/2 vừa qua, Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Ukraina Viktor Muzhenko lại thừa nhận quân thường trực của Nga không tham gia vào chiến sự ở miền Đông Ukraina vậy.

Đến lúc này thì người ta không thể không thấy “gai người” khi móc nối tiết lộ của ông Obama với một loạt nghi vấn.

Đó là tiết lộ của cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc (NSA) Mỹ, ông Scott Rickard hồi tháng 4/2014 cho biết, cuộc đảo chính ở Ukraina không xuất phát tự phát từ ý chí nhân dân mà là kết quả của công việc khó nhọc từ lâu. Ông nói: “Dĩ nhiên, CIA đã hoạt động hàng chục năm ở Ukraina, đặc biệt tích cực là từ đầu thập niên 1990. Ở đó có rất nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO), vì chúng được chính quyền Mỹ tài trợ”. Điều này rất “khớp” với công bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland một năm trước đây. Theo bà Nuland, Wshington đã đầu tư 5 tỷ USD cho sự phát triển dân chủ tại Ukraina.

Đó là đoạn ghi âm cuộc đàm thoại giữa Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet và Cao ủy đối ngoại Liên minh châu Âu Catherine Ashton bị rò rỉ hồi tháng 3/2014. Trong đó tiết lộ, ngày càng có nhiều thông tin cho thấy đằng sau các tay bắn tỉa nổ súng vào người biểu tình hôm 22/2/2014 ở Kiev chính là các thủ lĩnh Maidan, chứ không phải ông Yanukovych như phương Tây đã quy kết.

Đó là việc mặc dù cuộc điều tra chính thức về vụ máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị bắn rơi ở miền Đông Ukraina tháng 7/2014 vẫn đang được tiến hành, song đến nay, truyền thông phương Tây vẫn đổ riết trách nhiệm cho lực lượng ly khai, cho rằng lực lượng này đã sử dụng tên lửa BUK do Nga viện trợ để bắn hạ máy bay. Từ đó quy kết một cách rất thiếu trách nhiệm là Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng Ukraina, kiếm cớ áp dụng một loạt biện pháp trừng phạt Moskva, đồng thời tăng cường mở rộng biên giới NATO nhằm uy hiếp Nga.

Đó là những tài liệu mật mà nhóm hacker CyberBerkut đã lấy được khi tiếp cận với những tài liệu mật của Bộ Ngoại giao Mỹ, thông qua thiết bị di động của một thành viên trong phái đoàn của Phó Tổng thống Joe Biden thăm Ukraina tháng 11/2014. Những tài liệu mật này cho thấy, Washington sẵn sàng hỗ trợ Ukraina với “400 súng bắn tỉa, 2.000 súng trường tấn công, 720 súng phóng lựu, gần 200 súng cối với hơn 70.000 quả đạn, 150 tên lửa phòng không vác vai Stinger và 420 tên lửa chống tăng”, mặc dù Mỹ từng khẳng định họ không có ý định cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraina.

Với kiểu “tiền hậu bất nhất” như thế này, có lẽ trong thời gian tới, chúng ta sẽ còn được nghe tiếp vài lời “tự thú” nữa.

Theo Linh Phương (tổng hợp)
PetroTimes

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm