1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Khu đô thị mới Việt Nam trong mắt nhà báo nước ngoài

(Dân trí) - Những con đường nhẵn mượt, những căn hộ, văn phòng, siêu thị và nhà hàng ở Phú Mỹ Hưng (hay còn gọi là Nam Sài Gòn) thật khác xa so với phần lớn những con phố, khu nhà chật hẹp, đông đúc, và cũ kĩ tại thành phố lớn nhất Việt Nam, Hồ Chí Minh.

Nam Sài Gòn được chính phủ Việt nam chọn là hình mẫu cho những khu đô thị mới khắp đất nước Đông Nam Á này, nơi có nền kinh tế thị trường mới nổi đang đạt tốc độ phát triển hơn 8%/năm. Đây cũng là thời kỳ hưng thịnh cho những nhà kinh doanh bất động sản và các nhà đầu tư.

 

“Trường học, nhà hàng, an ninh và tất cả mọi thứ đều rất thuận tiện, rất khác xa so với nơi tôi đã lớn lên”, Le Uy Linh, 32 tuổi, người đã mua một villa ở Phú Mỹ Hưng ba năm về trước cho biết. Cô sinh ra và lớn lên ở quận 5 của thành phố trước kia gọi là Sài Gòn. Linh hiện là giám đốc của một công ti đầu tư và một số công ti khác. Cô cùng chồng, làm bác sỹ, có hai con. Họ là những công chức trẻ điển hình mà các khu “đô thị mới” nhắm tới.

 

Giống như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore hay Phillippines, nơi đây có những kế hoạch cho vô số những “đô thị mới” nằm ở bên ngoài các thành phố đông đúc, với những ngôi nhà, trường học, các cửa hàng kinh doanh, sân golf, rạp chiếu phim, phòng hòa nhạc rộng ngút ngát.

 

Và thực tế, có rất nhiều khu đô thị như vậy đã được xây dựng ngay bên trong và bên ngoài thành phố Hồ Chí Minh, ở thủ đô Hà Nội và ở thành phố miền trung Đà Nẵng.

 

Nằm trên một diện tích rộng lớn, những khu đô thị mới này là hình ảnh thu nhỏ của đời sống cao mà tầng lớp trung lưu ở thành thị Việt Nam hướng tới, và cũng là không thể tưởng tượng được đối với thế hệ trước đó, những người đã phải sống phần lớn cuộc đời trong nghèo khổ.

 

Từ năm 1986 chính phủ Việt Nam đã bắt đầu dần dần tiến hành cải cách kinh tế, nhưng phải đến 5 năm trước hoặc hơn, nền kinh tế theo định hướng thị trường mới bắt đầu hình thành rõ nét. Một năm trước, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại tự do lớn nhất toàn cầu, Tổ chức thương mại Thế giới (WTO).

 

Kể từ mùa hè năm ngoái, các nhà đầu tư nhỏ trong nước đã bắt đầu chuyển từ thị trường chứng khoán sang kinh doanh bất động sản, chuyển hàng ngàn tỉ đồng của họ cho những khu đô thị và khu chưng cư chưa được xây.

 

Trong đó gồm khu liên hiệp cao Vista CapitaLand của Singapore, nhà đầu tư bất động sản lớn nhất châu Á. Hồi tháng 2 vừa qua, chính phủ Việt Nam đã thông báo kế hoạch tiếp tục mở rộng dự án này ở Việt Nam. Hoạt động đầu cơ lại lan tràn trong khi một số nhà kinh tế và doanh nhân cho rằng thị trường bất động sản lại bắt đầu sôi động.

 

Vista đã bị đặt hết với giá tăng từ 1.350 lên đến 2.700USD/m2 chỉ trong vòng vài tuần. “Việt Nam vẫn là một nước nghèo mặc dù giá đất ở một số nơi ở đây lại giống như ở New York, Tokyo hoặc Singapore”, một nhà tài chính cho biết. “Điều này không phải là do cung bị thiếu”.

 

Giá cho một số khu chung cư cao cấp trong thành phố tăng lên gấp ba vào năm 2007 và nạn đầu cơ ngày một tăng. Giá thuê văn phòng ở thành phố Hồ Chí Minh tăng lên 40% trong vòng 1 năm qua, và sẽ tăng khoảng 70USD/m2 vào năm 2008 khi các công ti nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tăng lên.

 

Marc Townsend, giám đốc điều hành của CB Richard Ellis ở Việt Nam, một công ti dịch vụ bất động sản thương mại toàn cầu, cho rằng “ít nhất là trong hai năm nữa tình hình vẫn như vậy, cho đến khi một số tòa nhà lớn được đưa vào thị trường”.

 

Các chuyên gia bất động sản ước đoán giá bất động sản sẽ tăng khoảng từ 20-30% vào năm nay.

 

“Giá cả vẫn tăng cao hơn giá trị thực do nạn đầu tư đất”, ông Tran Du Lich, nhà kinh tế hàng đầu của Viện nghiên cứu kinh tế, một cơ quan nghiên cứu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

 

Chỉ vào tấm bản đồ treo tường lớn trong phòng làm việc, ông miêu tả một số dự án tham vọng của lãnh đạo thành phố, biến đổi nó trong vòng 15 năm nữa, với những con đường, cây cầu cùng những khu chung cư, khu thương mại mới.

 

Ngày 21/2 vừa qua, thành phố Hồ Chí Minh đã động thổ dự án xây dựng nhà ga tàu điện ngầm đầu tiên của thành phố, với lộ trình dài 19,7km, nối trung tâm thành phố với những khu ngoại ô ở đông bắc vào năm 2014.

 

Tại Nam Sài Gòn, một nhà đầu tư nước ngoài khác, Tập đoàn phát triển và thương mại trung tâm (CT&D) của Đài Loan, cũng tin tưởng vào sự phát triển. “Đúng theo nghĩa đen, chúng tôi bị chìm dưới nước vào năm 1998 với dự án phát triển đầu tiên, một cái đầm úng nước ngay cạnh chúng tôi”, Arthur Ting, chủ tịch 35 tuổi của CT&D cho biết tại văn phòng của mình trong một tòa nhà được đặt tên cha anh, Lawrence Ting.

 

“Cha tôi đã nói với tôi “chúng ta sẽ đến Việt Nam để xem chúng ta có thể bỏ lại phía sau những gì”, anh nói. Tập đoàn CT&D đã đầu tư vào một khu chế biến xuất khẩu, một nhà máy điện và bất động sản ở Nam Sài Gòn.

 

Kế hoạch lớn của thành phố Hồ Chí Minh là sẽ dành 3.3000 ha nhà ở cho 1 triệu người và phát triển một quận kinh doanh trung tâm để làm trụ sở cho một số công ti hàng đầu mới nổi của Việt Nam.

 

Nguyên Hạ

Theo Reuters