1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Khi ông Putin "đọc vị" Mỹ và phương Tây

Tổng thống Putin quyền lực nhất thế giới năm 2014 Nga chỉ trích NATO quay lại thời Chiến tranh Lạnh Chiến tranh Lạnh lần hai? Mỹ chống Nga: Từ chia cắt lãnh thổ đến phát động Chiến tranh Lạnh Tổng thống Vladimir Putin đang vận dụng những chiến lược phi đối xứng để ngăn chặn và đánh bại những “kẻ thù” của nước Nga.

Thế giới hiện có khoảng 7,2 tỉ người, nhưng Mỹ chỉ dè chừng mỗi một người – đó là ông Putin, người hai năm liền được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là nhân vật quyền lực nhất thế giới. Lý do là vì, trên mỗi mặt trận của cái gọi là “một cuộc chiến tranh Lạnh mới”, ông chủ điện Kremlin đều đánh bại các thách thức tập thể từ phương Tây.
 
“Đi guốc trong bụng” đối thủ

Dựa trên kinh nghiệm hoạt động tình báo thực tiễn khi còn là sĩ quan tại Cơ quan An ninh Liên Xô (KGB), hơn bất kì một lãnh đạo nào, ông Putin hiểu rõ các bước đi của Mỹ. Mô thức chung cho các chiến dịch can dự của Mỹ là đạo diễn đảo chính, kích động bạo loạn và phản cách mạng ở những quốc gia có lãnh đạo theo đuổi chủ nghĩa dân tộc. Những ví dụ điển hình là ở Iran, Chile, Ecuador, Venezuela, Panama và mới nhất là ở Ukraine.
 
Khi ông Putin đọc vị Mỹ và phương Tây
Tổng thống Nga Vladimir Putin - Nhân vật quyền lực nhất thế giới theo bình chọn của Forbes  (ảnh: RIA Novosti)

Cuốn “Lời thú tội của sát thủ kinh tế” (Confessions of an Economic Hitman) của tác giả John Perkins đã mô tả những “sát thủ” đã được phái đến các nước đang phát triển dưới bình phong là những chuyên gia tư vấn để đút lót, cưỡng bức các nhà ngoại giao, chuyên gia kinh tế, chính trị gia nước sở tại theo “đơn hàng” từ Mỹ diễn ra như thế nào. Thông thường, cuộc chiến kinh tế ngầm này sẽ thành công. Nhưng nếu thất bại, CIA sẽ phái những sát thủ thực sự, tiến hành ám sát những người cản đường Mỹ hoàn tất sự thống trị thế giới của mình.
 
Lối hành xử kiểu “2 trong 1” này đã tỏ ra thành công trong việc tạo dựng những nền “cộng hòa vỏ chuối”, mà ở đó Mỹ ít khi phải viện đến những công cụ khác. Hiếm khi Washington sử dụng chiến tranh để theo đuổi các mục đích kinh tế, như những gì đã diễn ra ở Iraq hoặc ở một khía cạnh nào đó là tại Lybia.

Tổng thống Putin hiểu rằng Mỹ đã sử dụng một thủ đoạn tương tự như vậy đối với Nga.

Từng là sĩ quan KGB hoạt động ở Cộng hòa Dân chủ Đức thời Chiến tranh Lạnh, ông chủ điện Kremlin biết rõ các “sát thủ” luôn lảng vảng xung quanh. Song hành các chiến dịch đen tối của Washington là cuộc chiến trần trụi. Nền kinh tế Mỹ rõ ràng là nền kinh tế gắn với chiến tranh. Sergei Glzyev, Cố vấn cho Tổng thống Putin, từng nói thẳng trong một hội nghị bàn tròn rằng: “Mỹ là bên thu lợi lớn nhất trong bất kì một cuộc chiến nào ở châu Âu - từ Thế chiến thứ nhất, Thế chiến thứ hai, cho đến Chiến tranh lạnh. Chiến tranh ở châu Âu là công cụ để Mỹ đạt tới sự thịnh vượng và kì diệu về kinh tế”.

Xung đột ở Ukraine hiện nay có vẻ như là tiền đề để kéo Nga đối đầu trực tiếp về quân sự với nước láng giềng, thúc đẩy một cuộc chiến tranh khu vực ở châu Âu. Phản ứng của Nga trong trường hợp này là triển khai trên hai mặt trận. Trước hết là không để bị lôi kéo vào chiến tranh về quân sự, làm phá sản toan tính của Mỹ.

Tấn công vào “yết hầu” kinh tế đối phương

Bước đi thứ hai chính là việc Tổng thống Putin đã vận dụng các chiến lược phi đối xứng để ngăn chặn và đánh bại đế chế Mỹ. Mục tiêu chủ đạo là đánh mạnh vào “trái tim của quyền lực Mỹ” – đồng USD. Với sự hậu thuẫn của các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS), Nga đang hướng đến một nền giao dịch thương mại không phụ thuộc vào đồng bạc xanh, một bước đi có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Zero Hedge, trang thông tin về các vấn đề tài chính, từng viết rằng, ông Glazyev đã đề xuất việc thiết lập một “liên minh chống đồng USD rộng rãi”, với sự tham gia tự nguyện của các nước và có khả năng phá thế áp đảo của đồng tiền USD trong buôn bán quốc tế. Một liên kết như vậy sẽ là bước đầu tiên để tạo lập một liên minh phản chiến giúp cản bước xâm lược Mỹ.
Điều đặc biệt là ở chỗ, ông Glazyev tin rằng, vai trò trung tâm trong việc thiết lập mô hình liên kết này do cộng đồng doanh nghiệp châu Âu đảm nhận, vì Mỹ muốn kích động một cuộc chiến ở châu lục này, phát động chiến tranh Lạnh chống Nga đe dọa lợi ích của các tập đoàn kinh tế lớn ở khu vực. Những e dè của Brussels trong việc tăng sức ép cấm vận nhằm vào Moskva gần đây có thể là minh chứng cho thấy, phía Nga đã phán đoán đúng cục diện tình hình.

Nga cũng thúc đẩy các nỗ lực thay đổi thể chế tài chính. Ngân hàng Phát triển mới của BRICS với số vốn ban đầu 100 tỉ USD không những phá ảnh hưởng của các thiết chế cho vay phương Tây, mà còn chấm dứt tình trạng dòng tiền từ các nước đang phát triển chảy ngược sang các nước phát triển. Hai thiết chế cho vay lớn nhất hiện nay là Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều do phương Tây chi phối, với các điều khoản giải ngân rất ngặt nghèo. Đơn cử như việc, tiền đó có thể dùng mua hàng hóa, dịch vụ nhưng hàng hóa, dịch vụ đó phải là từ phương Tây.

Khi ông Putin có những bước đi chuẩn xác trên bàn cờ lớn địa chính trị, dĩ nhiên đối thủ sẽ không chịu ngồi yên. Việc đồng rubble liên tục mất giá so với đồng USD, kèm theo đó là dầu mỏ (nguồn thu chủ yếu của Nga) liên tục giảm giá hẳn nhiên là những đòn đánh của Mỹ và các đồng minh. Thế nhưng, là một võ sĩ Jodo có hạng, ông Putin thừa hiểu cách mượn lực đánh của đối phương để ra đòn đáp trả. Trước mắt, “thắng lợi” đang nghiêng về phía Nga, với việc ông Putin "dẫn trước" đồng cấp người Mỹ Barack Obama qua 5 “hiệp đấu”:

Vấn đề Syria: Ông Putin-1, ông Obama-0;

Việc sáp nhập Crimea: Ông Putin-1, ông Obama-0;

Khủng hoảng Ukraine: Ông Putin-1, ông Obama-0;

Đường ống dẫn khí: Ông Putin-2, ông Obama-0;

Vinh danh của Forbes: Ông Putin-2, Obama-0.


Theo Hoài Thanh/RBTH

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm