1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Khách sạn tình yêu ở Nhật không chỉ có sex

(Dân trí) - Từ lâu luôn bị gắn với những khu đèn đỏ, sự nhớp nhúa và tình dục, những khách sạn, nhà nghỉ tình yêu ở Nhật đang thay da đổi thịt, dần dần được xã hội chấp nhận và thậm chí còn là nơi được xếp vào hạng sang.

Đó là nhận xét của tác giả cuốn sách viết về chủ đề này, Sarah Chaplin. Nhà văn kiêm giảng viên kiến trúc tại Đại học Kingston, Anh, đã bỏ ra 10 năm dày công nghiên cứu, và cho rằng nhiều khách sạn tình yêu không còn là nơi để “yêu” nữa.

 

“Ngày càng nhiều người tới các khách sạn tình yêu không phải để “yêu nhau” như người ta vẫn nghĩ”, Sarah Chaplin cho biết. Một số người tới đó để tụ tập bạn bè và để có thời gian yên tĩnh một mình.

 

“Nếu bạn nhìn vào biểu đồ nhân khẩu học của Nhật về hôn nhân, tình yêu, lượng bao cao su được bán ra, và tất cả những thứ tương tự, thì sẽ thấy có xu hướng “kiêng khem” rất tự nguyện”.

 

Cụ thể trong một cuộc điều tra do nhà sản xuất bao cao su Durex công bố vào tháng 7 vừa qua, thì Nhật là nước xếp cuối cùng trong số 26 quốc gia xét về mức độ “yêu”.

 

Theo Chaplin, những khách sạn tình yêu đã trở thành một thước đo văn hóa kể từ khi nó bắt đầu xuất hiện ở Nhật vào những năm 1950. Trong những ngày “hoàng kim” thập kỷ 1970, những khách sạn này thường lòe loẹt, thô kệch và luôn gắn với những thứ kích dục như giường xoay tròn, trần nhà được gắn gương. Một thập kỷ sau, chúng trở nên dễ thương, phản ánh một xu hướng tình dục “nhí nhảnh hóa” của người dân nước này.

 

Trong những năm gần đây, các khách sạn tình yêu đã bỏ nét nhí nhảnh ấy đi, và tiến tới một vẻ ngoài tinh tế hơn. Trong 350 khách sạn tình yêu mà Chaplin bỏ ra 10 năm nghiên cứu để đúc kết thành cuốn sách “Khách sạn tình yêu ở Nhật: Một cái nhìn văn hóa”, rất nhiều khách sạn đã được nâng cấp với những đồ có chất lượng cao, đắt tiền hơn. Ví dụ mặt ngoài của các khách sạn này được trang trí bằng đá mộc thay vì trưng vẻ bề ngoài hời hợt giả lâu đài như trước kia. Bên trong cũng được trang trí bằng những gam màu dịu và có một vẻ tao nhã giản dị.

 

“Sự thư giãn không chỉ đơn thuần là thư giãn về thể xác nữa. Nếu có niềm vui phàm tục nào thì đó cũng là do thưởng thức những đồ nội thất tinh xảo do những người thợ khéo léo làm ra”, Chaplin nhận xét.

 

PV
Theo Reuters

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm