1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

[Infographic] Tiếc nuối Akula, kỳ quan tàu ngầm hạt nhân thế giới có thể thổi bay cả lục địa

Với lượng giãn nước 48.000 tấn, tàu ngầm 941 Akula (Typhoon) lớn ngang với một tàu sân bay tầm trung, đây là tàu ngầm lớn nhất mà con người từng chế tạo. Chúng được ví như kỳ quan công nghệ quân sự thời Liên Xô.

Project 941 Akula là loại tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo được triển khai bởi Liên Xô trong những năm 1980 với trọng tải tối đa lên tới 48.000 tấn khi lặn. Đây là loại tàu ngầm lớn nhất mà con người từng chế tạo.

Liên Xô từng sản xuất 6 chiếc tàu ngầm thuộc dự án 941. Đến nay chỉ còn 3 trong số đó đang biên chế trong hải quân Nga. Đó là "Arkhangelsk" và "Severstal", còn chiếc "Dmitry Donskoy" thuộc Project 941U, hiện chỉ đảm nhận chức năng thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo "Bulava". Nếu cả 2 con tàu "Arkhangelsk" và "Severstal" bị loại biên, Nga sẽ không còn tàu ngầm tác chiến nào thuộc lớp này.

Là tàu ngầm lớn nhất thế giới, Akula cũng được thiết kế độc đáo với hai thân song song nhằm tăng sức chống chịu trước áp lực của nước khi tàu lặn sâu. Kho vũ khí triển khai trên tàu này cũng thuộc hàng mạnh nhất thế giới với 20 tên lửa hạt nhân, mỗi tên lửa lại trang bị 10 đầu đạn hạt nhân cực mạnh, số vũ khí này có thể hủy diệt cả một quốc gia, thậm chí vô hiệu hóa cả một lục địa chỉ với một đòn tấn công.

Việc cho nghỉ hưu lần lượt các con tàu từng được coi là kỳ quan công nghệ vũ khí này của Nga là do thiếu tiền. Các tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới của Nga hoàn toàn có năng lực tác chiến tương đương và việc duy trì cùng lúc nhiều loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược đang trở nên quá sức với ngân sách của Nga. Vì thế bất chấp sự phản đối của các sĩ quan hải quân, Nga vẫn quyết định loại biên các con tàu ngầm khổng lồ này.

[Infographic] Tiếc nuối Akula, kỳ quan tàu ngầm hạt nhân thế giới có thể thổi bay cả lục địa - 1

Theo An ninh Thủ đô

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm