1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Hồng Kông: “Biển” người phản đối Trung Quốc chiếm phố trung tâm

(Dân trí) - Ngày 1/7 hàng trăm nghìn người Hồng Kông đã xuống đường để yêu cầu cải cách dân chủ, phản đối cảnh báo của chính quyền Bắc Kinh rằng họ mới là người nắm giữ quyền lực tối cao tại thành phố này. Nhiều người biểu tình đã lưu lại trên phố suốt đêm.

Theo hãng tin AP, ít nhất 150.000 người đã đổ ra các tuyến phố, trong khi các nhà tổ chức hy vọng sẽ thu hút được 500.000 người, để kêu gọi thực thi cải cách cho phép người dân tự bầu ra nhà lãnh đạo của mình.

Cuộc biểu tình diễn ra chỉ ít ngày sau khi gần 800.000 người đã tham gia một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức, nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với quyền dân chủ đầy đủ.

Xem clip tuần hành ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông

Đám đông tuần hành hòa bình mang theo các biểu ngữ kêu gọi thúc đẩy dân chủ, bất chấp thời tiết nắng nóng. Một số người hô vang “chính quyền của chúng tôi, lựa chọn của chúng tôi”, còn một số khác kêu gọi người đứng đầu đặc khu hành chính này, ông Leung Chun-ying từ chức.

Một số nhóm người tập trung dọc theo nơi có đoàn tuần hành đi qua đã hát một bài hát tiếng Trung có tựa đề “Bạn có nghe thấy nhân dân hát không”, dựa trên bản nhạc chuyển thể từ tiểu thuyết “Những người khốn khổ” của Victor Hugo. Bài hát đến nay được xem như ca khúc khẩu hiệu của phong trào ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông.

Ngày 1/7 hàng năm là dịp lễ đánh dấu việc Hồng Kông được trao trả từ Anh về cho Trung Quốc năm 1997, và đã trở thành ngày tuần hành thường niên tại đây. Năm nay, người biểu tình đã giận dữ bởi cuốn “sách trắng” về chính sách đối với thành phố này được Bắc Kinh xuất bản hồi tháng trước. Trong đó, chính phủ Trung Quốc tuyên bố mức độ tự trị cao của Hồng Kông không phải được kế thừa mà do chính quyền trung ương cho phép.

“Sau khi thấy nội dung cuốn sách trắng, chúng tôi thấy lo lắng”, Jeff Kwok, 28 tuổi, khẳng định trong lúc chờ tại điểm xuất phát của cuộc tuần hành trong công viên Victoria. “Chính quyền trung ương họ đang cố nói với người Hồng Kông rằng họ là quốc mẫu, còn Hồng Kông chỉ là một trong các vùng của họ. Họ đang cố nói với chúng tôi rằng họ có quyền lực tuyệt đối trong việc cai trị chúng tôi”.

4000 cảnh sát đã được huy động để giữ trật tự
4000 cảnh sát đã được huy động để giữ trật tự

Theo tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng (SCMP) của Hồng Kông, sau cuộc tuần hành, rất đông người biểu tình đã dựng trại hoặc ngồi lại trên tuyến phố trung tâm Chater Road. Nhiều học sinh, sinh viên đã tham gia, và tuyên bố sẽ lưu lại trên phố suốt cả đêm.

Một số người biểu tình do một nhóm hoạt động của sinh viên dẫn đầu cũng đã tuần hành tới văn phòng lãnh đạo của đặc khu hành chính này để thực hiện việc bao vây tòa trụ sở.

Đến hơn 23 giờ giờ địa phương, hàng nghìn người vẫn lưu lại, bất chấp tuyên bố của cảnh sát rằng họ sẽ có “hành động quyết đoán”.

Johnson Yeung Ching-yin, một thành viên ban tổ chức cuộc biểu tình, Mặt trận nhân quyền, khẳng định, Hồng Kông không cần phải nhận lệnh từ “chính quyền độc tài cách xa hàng nghìn dặm”. “Đêm nay, những người trẻ tuổi sẽ mở màn cuộc đấu tranh…số phận của chúng ta nên do nhân dân quyết định, không phải do Leung Chun-ying và chính quyền trung ương”.

Một số hình ảnh về cuộc tuần hành tại Hồng Kông ngày 1/7

Một người biểu tình quỳ trong lồng, phản đối sách trắng của Trung Quốc
Một người biểu tình quỳ trong lồng, phản đối sách trắng của Trung Quốc
Một người biểu tình quỳ trong lồng, phản đối sách trắng của Trung Quốc

Một người biểu tình quỳ trong lồng, phản đối sách trắng của Trung Quốc
Các tuyến phố đông nghẹt người biểu tình
Các tuyến phố đông nghẹt người biểu tình

Các tuyến phố đông nghẹt người biểu tình
Nhiều người biểu tình lưu lại trên đường phố tới tận đêm khuya
Nhiều người biểu tình lưu lại trên đường phố tới tận đêm khuya

Nhiều người biểu tình lưu lại trên đường phố tới tận đêm khuya
Thanh Tùng

Thanh Tùng
Tổng hợp