Hội nghị NATO: Ai chủ chi cho Afghanistan?
(Dân trí) - Câu hỏi lớn nhất đặt ra cho các nhà lãnh đạo NATO trong cuộc họp thượng đỉnh lần này tại Chicago là: Chuyện gì sẽ xảy ra ở Afghanistan khi Mỹ rút hết quân chiến đấu?
Các nhà lãnh đạo thế giới trong buổi chụp hình chính thức tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Chicago.
Chắc chắn khi đó một số nước, trong đó có Mỹ, sẽ để lại một số quân sau năm 2014 – vừa để huấn luyện người Afghanistan vừa để ngăn không cho Taliban trở lại cầm quyền.
Tuy nhiên có lẽ vấn đề trọng yếu hơn -nhất là đối với người Afghanistan – là ai sẽ chủ chi cho các hóa đơn để họ tự bảo vệ mình. Afghanistan không có đủ tiền để tự bảo vệ mình. Nếu để tự xoay sở họ chỉ có đủ tiền trả cho khoảng 30.000 sỹ quan và cảnh sát. Hiện thời, với viện trợ của quốc tế, Afghanistan có hơn 300.000, một lực lượng mà giới chuyên gia nói là quá ít ỏi so với yêu cầu.
Kết cục là hầu hết vấn đề thảo luận trong thượng đỉnh NATO lần này ở Chicago sẽ tập trung vào việc bàn giao quyền lực cho người Afghanistan. Với các nước thành viên lo ngại về chiến tranh và khó khăn về kinh tế, nên những cam kết ở hội nghị lần này có lẽ không hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu đó.
Hội nghị chỉ rõ vai trò của NATO tại Afghanistan sẽ tiếp tục trong nhiều năm sau khi sứ mạng của lực lượng quốc tế kết thúc vào năm 2014, nhưng sẽ bị thu hẹp đi nhiều và ở một mức độ chưa chắc chắn. Hội nghị cũng cho thấy ngoài những ngôn từ mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo NATO ra, những lời hứa hẹn về cung cấp tài chính và quân đội đối với một sự kiện vẫn còn hai năm nữa nhiều khả năng vẫn là mơ hồ.
Heather Conley, Giám đốc chương trình nghiên cứu châu Âu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế ở Washington nhận xét rằng hội nghị thượng đỉnh hai ngày “sẽ là một cái gì đó giống như phô diễn và muốn tạo cho chúng ta một cảm giác về những cam kết sau năm 2014 của các nước trong liên minh như thế nào.”
Trong một sự tương phản rõ ràng về việc giảm cam kết đổi với Afghanistan, hội nghị dự kiến sẽ thông qua việc giảm lực lượng an ninh quốc gia của Afghanistan. Các lực lượng quốc phòng và cảnh sát đã có lúc dự kiến tới con số gần 350.000 người trong nhiều năm sau khi quân đội NATO ra đi, giờ đây được biết là bị giảm xuống còn khoảng 200.000 người vào năm 2018.
James Dobbins, cựu đại sứ Mỹ ở Afghanistan và hiện là Giám đốc Trung tâm an ninh quốc tế và chính sách quốc phòng của Công ty RAN, ở Arlington, nói: “Ý tưởng giảm dần số lượng quân Afghanistan là để làm cho họ có thể có đủ tiền chi trả được.”
Phần của Mỹ: khoảng 2 tý USD/năm
Các cuộc thương lượng giữa các nước thành viên NATO trước hội nghị đã đi đến nhất trí với dự tính người Mỹ sẽ đảm nhận “phần chi lớn nhất” và các nước khác chia nhau phần còn lại. Phần của Mỹ dự kiến sẽ vào khoảng 2 tỷ USD mỗi năm, với các nước khác đảm nhiện thanh toán phần còn lại của tổng chi hàng năm dự kiến lên đến 4 tý USD.
Tổng thống Afghanistan, Hamid Karzai đã cho biết rằng ông không nghĩ rằng 4 tỷ USD sẽ đủ chi. Trong một lần bội chi gần nhất, nước Mỹ đã chi khoảng 100 tỷ USD một năm để duy trì một lực lượng 100.000 quân của họ.
Ông Dobbin nói ông cho rằng những lời cam kết tại hội nghị ở Chicago sẽ tiếp tục mang tính chất chung chung, một phần vì các nước vẫn còn lưỡng lự không muốn đưa ra một cam kết chi cụ thể cho một sự kiện vẫn còn cách đây vài năm. Tuy nhiên các nước NATO hiện đang lo ngại rằng những kết quả hứa hẹn đạt được ở Afghanistan vẫn chưa rõ ràng, cụ thể.
Không muốn có những cam kết dài hạn đối với Afghanistan cũng tồn tại ở Mỹ. Một số nghị sỹ đã cảnh báo rằng rất có thể sẽ ít người thích nhận thanh toán 2 tỷ USD một năm cho các lực lượng an ninh ở Afghanistan sau năm 2014 – dù Nhà Trắng có lập luận rằng cái giá đó chỉ bằng một phần nhỏ so với số tiền 88 tỷ USD Lầu Năm Góc dự định phải chi ở Afghanistan năm 2013.
Tuy nhiên cho dù các nước thành viên NATO giữ những lời cam kết suông, đủ để làm hài lòng một mục tiêu khiêm tốn mà Mỹ đặt ra cho hội nghị ở Chicago lần này, các chuyên gia khu vực nói rằng Mỹ muốn đưa ra một cam kết cho một thập kỷ đối với mức độ quân và cung cấp tài chính cho Afghanistan, và Mỹ muốn bảo đảm rằng sẽ không bị bỏ rơi một mình.
Đó là điều Mỹ muốn NATO nhất trí. Nhưng với các ngân sách quốc gia eo hẹp và việc người dân các nước tin rằng thắng lợi lâu dài ở Afghanistan là vấn đề xa vời, thì điều tốt nhất đối với Mỹ là đạt được một tuyên bố về những mục tiêu lâu dài mà không phải đưa ra những cam kết dài hạn.
“Không bàn đến bế tắc”
Tổng thống Obama muốn đánh đi tín hiệu về cam kết lâu dài của Mỹ bằng cách ký Hiệp định đối tác chiến lược Mỹ-Afghanistan (SPA) ở Kabul hồi đầu tháng này.
Dobbins nói rằng “Đó chắc chắn là một gợi ý cho cuộc họp thương đỉnh của NATO, để nhấn mạnh thông điệp ‘Mỹ đã hoàn thành phần việc của mình. Bây giờ đến lượt mọi người cho biết ý kiến.”
Nhưng một số nhà phân tích nghi ngờ thỏa thuận này không có bất kỳ tác động nào đối với hội nghị thượng đỉnh vì nó thiếu những cam kết cụ thể của Mỹ đối với Afghanistan.
Ông Biddle nói rằng “Đối với Mỹ, không ký được hiệp đinh đối tác chiến lược (SPA) sẽ là một khó khăn nghiêm trọng, nhưng điều ngược lại là không thể, phần lớn bởi vì nó chẳng ràng buộc người ta nhiều.”
Hội nghị thượng đỉnh Chicago có thể đưa ra một quyết định cụ thể chính thức về thay đổi nhiệm vụ từ chiến đấu sang huấn luyện trước thời hạn cho NATO – trong năm 2013. Sự thay đổi đó đã diễn ra nhưng việc chính thức hóa nó và gợi ý những điều kiện sẵn có để đẩy mạnh quá trình có thể tạo ra nhận thức rằng NATO đang trong giai đoạn dọn dẹp, xoa dịu được cử tri và tạo cho các thành viên NATO một vỏ bọc chính trị để dinh líu lâu hơn ở Afghanistan.
“Cái hay của việc thay đổi sứ mạng là ở chỗ nó tạo ra mọt vỏ bọc chính trị cao cấp để các nước liên minh tiếp tục gắn kết với nhau.” Biddle nhận xét.
Không có hào quang của “sứ mạng đã hoàn thành”
Một sự lèo lái như vậycó thể trở nên cấp thiết sau cuộc bầu cử tổng thống ở Pháp với việc ông Hollande lên cầm quyền. Ông Hollande hứa sẽ rút quân Pháp ra khỏi Afghanistan vào khoảng cuối năm nay.
Bất kể điều gì được nhất trí ở Chicago thì cũng không ai hy vọng sẽ có một ánh hào quang của “sứ mạng đã hòan thành” như đã từng được tung hô trong chuyến thăm ngắn ngủi của ông Obama đến Kabul gần đây.
Nhiều đối tác của Mỹ trong NATO không muốn có bất cứ dính líu nào ở Afghanistan. Nhưng họ cũng muốn thân thiện bên Mỹ và muốn giữ Mỹ cam kết với liên minh. Kết cục là các nước đồng minh cuối cùng sẽ đưa ra được những cam kết. Nhưng những cam kết đó sẽ khiêm tốn và liên quan đến việc duy trì quan hệ tốt với Mỹ hơn là về Afghanistan.
Các nước thành viên NATO “sẽ tính toán rằng họ có thể giảm bớt cam kết thì họ vẫn là nước thân thiện với Mỹ đặc biệt là không phải có mặt ở Afghanistan. Ngoài việc đưa ra các cam kết suông dài hạn, “chia rẽ lúc này có nghĩa là lặng lẽ khép lại chương này của lịch sử của NATO.” Pollock thuộc Viện Washington nhận xét.
Phạm Ngọc Uyển
TheoCSM