1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Hồi kết ở Mosul

Dân thường ở Mosul đang di chuyển ra các vùng ở ngoại ô thành phố, IS đã bỏ thành phố này để tiến về "Thủ đô Raqqa".

Chiến dịch Mosul chống lại lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã đến những hồi kết, hàng trăm nghìn dân thường cầm cờ trắng, di chuyển về phía khu vực quân chính phủ Iraq kiểm soát.

Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho biết, gần 42.000 người đã bỏ chạy khỏi thành phố Mosul. Hầu hết những người di dời đến từ Nineveh, trong đó Mosul là thủ phủ.

Tổ chức này khen ngợi, đây là kết quả hoạt động chống lại khủng bố ở Mosul vốn được bắt đầu từ ngày 17/10.

Dân thường tại Mosul bắt đầu rời khỏi các khu vực bị chiếm đóng trước đây gần Mosul. Ảnh: Reuters
Dân thường tại Mosul bắt đầu rời khỏi các khu vực bị chiếm đóng trước đây gần Mosul. Ảnh: Reuters

Cuộc tấn công của quân đội Iraq để giành lại quyền kiểm soát thành phố Mosul do liên minh 100.000 binh lính quân đội, phong trào dân quân người Kurd ở Iraq mang tên Peshmerga và lực lượng dân quân Shiite được sự ủng hộ của Mỹ.

Washington cũng đã hỗ trợ không quân cho quân đội Iraq.

Người dân cầm cờ trắng đi về phía quân đội Iraq kiểm soát. Ảnh: Aljazeera
Người dân cầm cờ trắng đi về phía quân đội Iraq kiểm soát. Ảnh: Aljazeera

Tiến sâu vào bên trong Mosul, quân đội Iraq tìm thấy một ngôi mộ tập thể chôn khoảng 100 người, nhiều người trong đó bị chặt đầu, một số bộ phận đang trong quá trình phân hủy.

Chiến binh Iraq tìm thấy con thú bông ở hố chôn tập thể.
Chiến binh Iraq tìm thấy con thú bông ở hố chôn tập thể.

Việc người dân Iraq được cầm cờ trắng ra hàng và di chuyển từ bên trong thành phố Mosul cho thấy không chỉ những nỗ lực giành chiến thắng của quân đội Iraq mà là báo hiệu sự thất bại của "đế chế" do quân khủng bố dựng nên ở Mosul.

Vào hôm 7/11, tờ Stars and Stripes cho biết, lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã được nhìn thấy bên cạnh quân đội Iraq và người Kurd ở chiến tuyến Mosul, tuy nhiên, họ không được phép nói chuyện với giới truyền thông.

Tờ Washington Post ước lượng số lượng binh lính Mỹ tại Iraq đang vào khoảng 6.000 người và chuẩn bị được bổ sung thêm 1.700 người khác.

Hôm 9/11, TASS trích dẫn một tin quân sự cho biết, chiến dịch giải phóng Mosul, Iraq đã khiến 16 lính Mỹ thiệt mạng và 27 người khác bị thương, trong khi số liệu mà Bộ Quốc phòng Mỹ nói với báo giới chỉ là 1 lính thương vong.

“Trong 2 tuần diễn ra chiến dịch Mosul, 16 lính Mỹ đã mất mạng và 27 người khác bị thương. Phần lớn họ thiệt mạng do mìn, pháo kích hoặc súng cối. Trong một vài trường hợp, việc phối hợp không ăn ý giữa máy bay và lính bộ binh dẫn đến những thương vong đáng tiếc, ví dụ như việc 2 lính đặc nhiệm Mỹ bị máy bay ném bom B-52H không kích trúng”, hãng tin Tass trích dẫn một nguồn tin quân sự cho hay.

Khói bốc lên ở phía xa xa khi các thành viên SDF lục soát hiện trường đổ nát ở bắc thành phố Raqqa.
Khói bốc lên ở phía xa xa khi các thành viên SDF lục soát hiện trường đổ nát ở bắc thành phố Raqqa.

Cấp tập Aleppo

Trong khi chiến sự ác liệt diễn ra ở Mosul, thì Aleppo (Syria) - một trong những thành trì quan trọng của quân khủng bố Hồi giáo cũng đang đối mặt các nguy cơ tấn công dồn dập của quân đội Nga.

Theo Reuters, ngày 8/11, quân đội Syria tuyên bố đã giành được quyền kiểm soát một quận chiến lược của thành phố Aleppo, đánh dấu bước tiến quan trọng nhất ở thành phố bị chia cắt bởi chính quyền Damascus và các đồng minh trong nhiều tuần.

Để đẩy nhanh chiến dịch giải phóng Aleppo, cùng với kế hoạch tấn công từ tàu sân bay Nga, Quân đội Syria đã mở chiến dịch quân sự quy mô lớn và tái chiếm được một ngọn đồi chiến lược tại Aleppo, trong khuôn khổ cuộc tấn công quy mô lớn nhằm đẩy lùi lực lượng nổi dậy ra khỏi thành phố này, theo SANA.

Hãng tin Interfax dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga cho biết nước này đang chuẩn bị tiếp tục các cuộc không kích xung quanh thành phố Aleppo "trong vài giờ tới."

Điện Kremlin ngày 7/11 cho biết lực lượng không quân Nga sẽ duy trì lệnh ngừng bắn ở Aleppo trừ khi các tay súng phiến quân tiến hành một cuộc tấn công.

Hai thành trì quan trọng là Mosul và Aleppo của quân khủng bố đã gặp những thất bại quan trọng và chỉ còn chiến trận cuối cùng cũng chính là tại "thủ đô" của nhóm Nhà nước Hồi giáo này ở Raqqa.

Trong khi các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn vẫn đang tranh giành mặt trận và mâu thuẫn lục đục, quân đội Mỹ ở đây khi đó đang chờ đón vị Tổng thống tương lai khó đoán. Cuộc chiến ở Raqqa sẽ khốc liệt hơn, báo hiệu dấu chấm cuối cùng cho khủng bố IS, hay sẽ là mặt trận thất bại kéo dài liên tiếp của lực lượng quân đội Mỹ lâu nay đang "diễn" ở Trung Đông?

Hiện tại, theo các thông tin mới từ Reuters, nhóm vũ trang nổi dậy Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn đã chiếm được hàng loạt ngôi làng ở Bắc Raqqa trong những ngày đầu tiên khởi động chiến dịch giải phóng "Thủ đô của IS".

Theo Huy Vũ

Đất Việt