Hệ thống Shtora 1 chọc mù tên lửa chống tăng
Hệ thống Shtora của Nga vừa thể hiện khả năng phòng vệ của mình khi nó làm cho qua tên lửa chống tăng đang lao đến phải đổi hướng.
Hình ảnh về cuộc thử nghiệm này được kênh truyền hình RusVesna (Nga) phát sóng ngày 17/2. Theo đó, chiếc xe bọc thép BMP-3M (bản xuất khẩu, Liên Xô sản xuất) dùng hệ thống chiến tranh điện tử Shtora chống lại một quả tên lửa Konkurs bắn tới chiếc xe.
Khi quả tên lửa áp sát xe BMP-3M đã bị mất phương hướng, xoay vòng vòng và bay đi chỗ khác.
Được biết, hệ thống Shtora 1 hiện nay cũng được Nga trang cho dòng tăng T-90MS đang tham chiến tại Syria và hệ thống này đã chứng minh được hiệu quả trong thực chiến.
Vậy hệ thống Shtora 1 hoạt động thế nào? Nhiệm vụ chính của hệ thống phòng vệ này là vô hiệu hóa đầu dẫn bằng laser của các loại tên lửa chống tăng của đối phương.
Shtora 1 gồm các thiết bị dò tìm tia laser, vốn được phiến quân sử dụng để chỉ thị mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa TOW. Khi Shtora 1 phát hiện xe tăng đang bị thiết bị ngắm laser định vị, nó sẽ tự động phóng lựu đạn khói, tạo ra một bức tường khói rộng 20m, cao 10m.
Việc phóng lựu đạn khói được thực hiện trong chưa đầy ba giây và kéo dài khoảng 20 giây. Màn khói có tác dụng ngụy trang cho xe tăng trước thiết bị ngắm quang học của TOW, khiến phiến quân không thể xác định được chính xác mục tiêu.
Shtora 1 còn được trang bị đèn chế áp quang học, phát ra ánh sáng bức xạ có tần số và dải sóng gần giống với nguồn sáng điều khiển tên lửa.
Càng đến gần xe tăng, tên lửa càng nhận được ít tín hiệu điều khiển hơn, trong khi ánh sáng bức xạ gây nhiễu càng mạnh lên, khiến hệ thống điều khiển tên lửa bị nhiễu loạn và ra lệnh tự hủy hoặc bay đi hướng khác khi nó còn cách xe tăng vài mét.
Clip hệ thống Shtora 1 khuất phục tên lửa chống tăng:
Theo Ngọc Hòa
Đất Việt