1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Hệ thống NMD không giúp Mỹ an toàn trước Status-6

Sau khi Nga thử nghiệm thành công Status-6, phát ngôn viên Tổng thống Nga, Dmitry Peskov khẳng định hệ thống NMD không thể cứu Mỹ khỏi đòn đánh vũ khí hạt nhân.


Hải quân Nga phóng tên lửa Bulava.

Hải quân Nga phóng tên lửa Bulava.

Con tàu có sức mạnh kinh hoàng với 20 bệ phóng cho 20 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa 3 tầng, nhiên liệu rắn R-39 Rif, có tầm phóng 8500km. Mỗi quả tên lửa mang 10 đầu đạn hạt nhân phân hướng (MIRV), mỗi đầu đạn công suất 100kiloton. Tổng cộng con tàu trang bị 200 đầu đạn hạt nhân, với sức công phá 20.000kiloton.

Đầu năm 2013, Hạm đội phương Bắc của Nga đã tiếp nhận vào biên chế những tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới, trang bị 16 tên lửa đạn đạo Bulava và 6 tên lửa hành trình thuộc lớp Borey. Cho đến năm 2020, Hải quân Nga sẽ được bổ sung 8 tàu ngầm đề án Borey và Borey-A.

Hồi mùa hè năm 2014, Nga cũng đã đã cử hành nghi lễ thượng cờ long trọng trên kỳ đài của tàu ngầm hạt nhân đa năng K-560 Severodvinsk, chiếc đầu tiên trong loạt 8 tàu ngầm hạt nhân tấn công thuộc đề án 885 Yasen với các tên lửa hành trình siêu mạnh.

Hiện nay Nga sở hữu hơn 70 chiếc tàu ngầm hạt nhân và thông thường, được chế tạo theo công nghệ đỉnh cao nhất của thế giới, đặc biệt là lớp vỏ tàu khử từ bằng Titan. Trên thế giới hiện chỉ có mình lực lượng tàu ngầm hạt nhân Mỹ là có sức mạnh ngang ngửa hạm đội tàu ngầm Nga đang biên chế.

Hạm đội tàu ngầm của Nga đang là nòng cốt trong bộ 3 răn đe hạt nhân gồm máy bay ném bom chiến lược và tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ mặt đất, trở thành lực lượng đáng ngại nhất đối với quân đội Hoa Kỳ và có ảnh hưởng lớn đến khâu hoạch định chiến lược của Mỹ.

Clip tàu ngầm hạt nhân Nga phóng tên lửa Bulava:

Theo Thùy Dung

Đất Việt