1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Hậu vụ thảm sát tại Kenya: Huy động mọi nguồn lực truy bắt hung thủ

Ngày 8/4, nhà lãnh đạo các nước Trung và Tây Phi sẽ nhóm họp để đề ra một chiến lược chung đối phó với mối đe dọa từ nhóm Hồi giáo cực đoan Boko Haram.

Đây là cuộc họp đầu tiên của các nhà lãnh đạo khu vực bàn cách đối phó với Boko Haram, và việc này diễn ra trong bối cảnh cơ quan chức năng Kenya đang dốc sức truy bắt hung thủ đứng sau vụ thảm sát ở trường Đại học Garissa (tại thị trấn Garissa, gần biên giới với Somalia) khiến 148 người thiệt mạng và 79 người bị thương (có tin nói 104 người bị thương, trong đó có 19 người trong tình trạng nguy kịch). Đây là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất tại Kenya kể từ vụ đánh bom Đại sứ quán Mỹ ở Nairobi năm 1998 khiến 148 người thiệt mạng. Giới truyền thông cho biết, có nhiều phần tử nước ngoài đến Somalia giúp đỡ al-Shabaab và tổ chức này có liên kết với Boko Haram.

Mohamed Mohamud được cho là kẻ chủ mưu vụ thảm sát trong trường Đại học Garissa

Mohamed Mohamud được cho là kẻ chủ mưu vụ thảm sát trong trường Đại học Garissa

Ngày 5/4, người phát ngôn Bộ Nội vụ Kenya Mwenda Njoka cho biết, Abdirahim Abdullahi là 1 trong 4 tay súng (đã bị tiêu diệt) tham gia vụ thảm sát tại trường Đại học Garissa hôm 2/4, và bố của tên này là ông Abdullahi Daqare, quan chức cao cấp tại huyện Mandera từng báo với cơ quan an ninh: con trai ông đã biến mất khỏi nhà và đang giúp cảnh sát điều tra hành tung của “cậu ấm” đúng thời điểm vụ thảm sát tại Kenya xảy ra.

Được biết, Abdirahim Abdullahi từng tốt nghiệp ngành luật tại trường Đại học Nairobi năm 2013 và hắn là người Kenya gốc Somalia, được người quen coi là “luật sư tương lai cực kỳ thông minh”. Cùng ngày 5/4, tại Vatican, Giáo hoàng Francis đã tố cáo hành động của al-Shebaab khi sát hại gần 150 người ở Kenya.

Kenya tăng cường an ninh sau vụ thảm sát

Kenya tăng cường an ninh sau vụ thảm sát

Theo giới truyền thông, cảnh sát đang thẩm vấn 5 nghi can, trong đó có 3 tên bị bắt khi đang tìm cách vượt biên sang Somalia và 2 kẻ còn lại bị bắt tại khuôn viên trường Đại học Garissa. Ông Mwenda Njoka cho biết, những tên này đều là cộng sự của Mohamed Mohamud (còn gọi là Dulyadin Gamadhere, cựu giáo viên của trường Hồi giáo Madrassa) bị cáo buộc tổ chức vụ tấn công vào trường Đại học Garissa. Nhà cầm quyền Kenya đã treo giải thưởng gần 220.000 USD cho bất cứ ai hay nguồn tin nào giúp bắt được Mohamed Mohamud. Theo các nhà điều tra, Mohamed Mohamud đã lẩn trốn từ tháng 12/2014 sau khi tham gia một cuộc tấn công của al-Shabaab tại hạt Mandera, gần biên giới với Somalia, khiến khoảng 60 người thiệt mạng.

Nghi can thứ 4 được xác định là Charles Mberesero Rashid, người Tanzania, bị phát hiện khi đang trốn trên trần nhà của trường Đại học Garissa. Cảnh sát cho biết, đã bắt giữ Charles Mberesero Rashid sau khi phát hiện hắn mang đạn dược trong người. Còn nghi can thứ 5 là Osman Ali Dagane, nhân viên bảo vệ của trường Đại học Garissa, kẻ đã hỗ trợ sát thủ và phân phát tài liệu thánh chiến. Ngoài 5 nghi can kể trên, cảnh sát Kenya cũng đang khẩn trương truy tìm những đối tượng có liên quan khác.

Chính phủ Kenya đã treo thưởng 217.000 USD để lấy đầu tên Mohamed Kuno

Chính phủ Kenya đã treo thưởng 217.000 USD để lấy đầu tên Mohamed Kuno

Theo quyết định của Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta, nước này dành 3 ngày quốc tang (từ 5/4) để tưởng niệm 148 nạn nhân bị al-Shabaab sát hại tại trường Đại học Garissa (trường Đại học Moi) hôm 2/4. Tổng thống Uhuru Kenyatta cũng chỉ đạo cảnh sát khẩn trương tuyển dụng thêm 10.000 học viên mới để ngăn chặn xảy ra các cuộc tấn công trong tương lai. Trước đó (3/4), Bộ trưởng Nội vụ Kenya Joseph Nkaissery khẳng định, Chính phủ Kenya sẽ không khuất phục trước khủng bố. Trong khi đó, Bộ Giáo dục tuyên bố đóng cửa trường Đại học Garissa vô thời hạn và hàng nghìn sinh viên đã về nhà sau khi có thông báo.

Al-Shabaab đang reo giắc hoang mang sợ hãi trên khắp Kenya

Al-Shabaab đang reo giắc hoang mang sợ hãi trên khắp Kenya

Ngày 6/4, hãng Al Jazeera cho biết, gia đình các nạn nhân đã xếp hàng trước nhà xác bệnh viện tại thủ đô Nairobi để xác nhận thi thể của người thân. Sau vụ thảm sát tại trường Đại học Garissa, lực lượng an ninh và quân đội Kenya đã tăng cường an ninh, nhất là tại các nhà thờ Kitô giáo nhân lễ Phục sinh. Ngoài ra, các trung tâm mua sắm và tòa nhà công cộng ở thủ đô Nairobi và tại khu vực ven biển phía Đông cũng được tăng cường an ninh. Được biết, người dân Kenya đã dành lễ Phục sinh để cầu nguyện cho 148 nạn nhân gồm sinh viên và các nhân viên an ninh. Trong khi đó, hãng ABC News thông báo một tin vui: tìm thấy nữ sinh Cynthia Cheroitich (19 tuổi), sau 2 ngày xảy ra vụ thảm sát tại trường Đại học Garissa.

Theo giới chức Kenya, cô Cynthia Cheroitich được cứu vào khoảng 10 giờ ngày 4/4 (theo giờ địa phương) và nữ sinh này đã được chăm sóc tại bệnh viện. Khi được hỏi, nữ sinh Cynthia Cheroitich cho biết, ngay sau khi biết tin về vụ nổ súng cô đã chui vào một cái tủ và phủ quần áo lên trên. Thậm chí khi nghe tiếng gọi, Cynthia Cheroitich vẫn không rời nơi ẩn náu vì không tin đó là những người tới cứu mình. Và Cynthia Cheroitich chỉ xuất hiện sau khi lực lượng an ninh dẫn một giáo viên của mình tới thuyết phục.

Lực lượng phiến quân al-Shebaab (đặt căn cứ tại Somalia) đe dọa sẽ tiến hành "chiến tranh trường kỳ" ở Kenya - sẽ cho người dân Kenya “tắm máu”, để báo thù cho những tay súng Hồi giáo bị chết trong các vụ truy quét của chính phủ Kenya, và cho tới khi các vùng đất Hồi giáo được giải phóng. Trong tin nhắn gửi tới các phương tiện truyền thông Kenya, al-Shabaab còn khẳng định thông điệp gửi đến người dân nước này không phải là những lời đe dọa, mà bằng máu của chính họ.
 
Theo Q.T (tổng hợp)
PetroTimes