1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Hậu quả từ sự can thiệp của Ả Rập Saudi ở Syria

Trước tuyên bố mới đây của Ả Rập Saudi về việc gửi lực lượng bộ binh đến Syria để "chống lại Daesh", các chuyên gia Nga quan ngại về nguy cơ mất ổn định khu vực, kết thúc triển vọng cho hòa bình Syria, và một cuộc chiến tranh tàn khốc giữa Riyadh với các dân tộc khác.

Hôm thứ Năm (4-2), Đại sứ quán Ả Rập Saudi tại Washington công bố rằng Ả Rập sẵn sàng gửi quân tới Syria để tham gia vào chiến dịch mặt đất nhằm chống lại Daesh (tên gọi khác của IS) nếu được liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu đồng thuận.

Trong trao đổi với kênh truyền hình Ả Rập Al-Arabiya, phát ngôn viên của Bộ Quốc Phòng Ahmed Asseri giải thích rằng "Ả Rập Saudi sẵn sàng tham gia vào các chiến dịch chiến đấu trên bộ nào mà liên minh chống Daesh cho phép thực hiện ở Syria".

"Nếu có được sự đồng thuận từ lãnh đạo của liên minh, Ả Rập sẵn sàng tham gia hỗ trợ vì chúng tôi tin rằng các chiến dịch không kích không phải là giải pháp lý tưởng, mà phải có sự kết hợp giữa các chiến dịch trên không và mặt đất", ông cho biết thêm.

Trước đó, theo tờ The Guardian đưa tin, không trích dẫn nguồn, Riyadh có thể điều "hàng ngàn binh lính thuộc lực lượng đặc biệt" sang Syria " nhằm phối hợp với Thổ Nhĩ Kỳ."

“Nếu một hoặc cả hai nước thực sự gửi quân sang Syria, cuộc khủng hoảng tại Syria sẽ trở nên vượt ngoài tầm kiểm soát”, Vladimir Sazhin, một chuyên gia cao cấp tại Viện nghiên cứu Trung Đông của Nga nói với hãng thông tấn Nga RIA Novosti.

Động thái của Ả Rập Saudi sẽ khiến việc thực hiện các giải pháp hòa bình trở nên khó khăn
Động thái của Ả Rập Saudi sẽ khiến việc thực hiện các giải pháp hòa bình trở nên khó khăn

Các nhà phân tích cho thấy sự can thiệp của Ả Rập Saudi sẽ không chỉ đe dọa tiến trình hòa bình Geneve, mà còn có thể dẫn đến việc chia rẽ các vùng của Syria. "Động thái của Ả Rập Saudi sẽ khiến việc thực hiện các giải pháp hòa bình trở nên khó khăn. Tình hình hiện nay dường như cho thấy rằng Syria sẽ được chia thành ba phần, mặc dù thực tế các quốc gia lớn Mỹ, Nga và Iran đều không muốn điều này".

Sazhin giải thích, trong ba vùng của Syria, vùng thứ nhất sẽ do chính phủ Syria kiểm soát với người Alawites, người theo Ki-tô giáo, Druze và các dân tộc khác cùng sinh sống, vùng thứ hai sẽ là vùng tự chủ của người Kurd, và vùng lãnh thổ thưa thớt dân cư ở phía đông-vùng thứ ba- sẽ chịu sự kiểm soát Daesh và lực lượng đối lập của người Sunni.

Trong tình huống xấu, sự can thiệp của Riyadh có thể đẩy Tehran vào một cuộc xung đột trực tiếp. "Để đáp trả Ả Rập Saudi, Iran rất có thể sẽ thực hiện động thái tương tự. Vụ xung đột giữa hai cường quốc trong khu vực có thể gây nhiều mối nguy hại".

Đồng thời, các nhà phân tích cũng cho thấy, về bản chất sự can thiệp Ả Rập ở Syria sẽ không có tác động đáng kể đến quá trình hoạt động chống Daesh.

"Tôi không nghĩ rằng lực lượng quân đội không mấy hiệu quả của Ả Rập Saudi sẽ có tác động đáng kể đến quá trình chiến sự. Mặt khác, nếu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp, đây sẽ là một vấn đề lớn, bởi vì người Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã nổi tiếng với khả năng quân sự của họ”.

Trao đổi với RIA Novosti, ông Sergei Demidenko, một chuyên gia cao cấp tại Viện Đánh giá và phân tích chiến lược của Nga, cho biết tuyên bố của Ả Rập Saudi được đưa ra một cách thiếu cẩn trọng. Cả Riyadh và Ankara đều hiểu rằng bất kỳ sự can thiệp nào cũng sẽ đưa Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ vào tình trạng bất ổn.

Hậu quả sẽ cực kì thảm khốc, đặc biệt cho Thổ Nhĩ Kỳ với nền kinh tế đang chật vật, và Ả Rập Saudi cùng nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào dầu mỏ của nước này.

Nếu Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đến Syria, chính hai nước sẽ là những người đầu tiên hứng chịu hậu quả thảm khốc- trở thành trung tâm của một chiến tranh và xung độc sắc tộc khốc liệt.

Các nhà phân tích cho thấy, Syria rất có thể trở thành Lebanon thứ hai. Thực tế là, ngay sau khi đem quân đến Lebanon, Israel đã buộc phải rút lui, "vì Israel không biết cách chiến đấu chống lại các nhóm du kích". Điều tương tự rất có thể sẽ xảy ra với Syria.

Syria là một nước có "một số lượng lớn của các nhóm dân tộc khác nhau, và đánh bại họ là điều hầu như không thể. Ả Rập Saudi sẽ phải đối mặt với tổn thất rất lớn, sẽ rơi vào tình trạng mất ổn định hoàn toàn, sẽ lãng phí ngân sách của họ vào một cuộc chiến tranh vô ích và cuối cùng, sẽ không đạt được gì khác ngoài mất ổn định khu vực và bất ổn trong chính nền kinh tế của nước này".

Hơn nữa, cũng như Sazhin, Demidenko chỉ ra sự hạn chế của quân đội Saudi Arabia. Ông lưu ý rằng các hoạt động quân sự của quốc gia này chưa lần nào thực sự thành công, điển hình là cuộc chiến ở Yemen. Họ không biết chiến đấu, họ không muốn chiến đấu, và nếu họ chiến đấu thì họ chỉ cũng tham gia một cách gián tiếp.

Cuối cùng, các nhà phân tích tin rằng Riyadh nên cẩn trọng trước những hậu quả khó lường mà việc can thiệp ở Syria có thể đem lại. Nhiều chuyên gia tin rằng tuyên bố của Ả Rập Saudi chỉ là động thái "thông báo giả", một yếu tố của chiến tranh thông tin. Có lẽ là một cách để gây ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán hòa bình Syria, chứ không phải là ý định thực sự của Ả Rập Saudi.

Nếu Ả Rập Saudi thực sự đã can thiệp, thì chính nước này sẽ là người đầu tiên đối diện với một cuộc chiến tranh khu vực toàn diện," Demidenko kết luận.

Theo Vũ Phương Thảo/Sputnik

Pháp luật TPHCM

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm