1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Hàn Quốc chi 28 tỷ USD nghiên cứu vũ khí "sợi carbon" làm tê liệt Triều Tiên

Seoul sẽ đầu tư 28 tỷ USD để tăng cường năng lực quốc phòng chống lại mọi cuộc tấn công bằng tên lửa và mọi hành động khiêu khích khác của Bình Nhưỡng, Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố vào ngày 30-3.

Kế hoạch sẽ được triển khai trong 5 năm, từ năm 2017 đến 2022, sẽ cho ra đời nhiều hệ thống vũ khí mới dành riêng cho quân đội Hàn Quốc, chẳng hạn máy đào hầm, máy bay không người lái thực hiện tấn công ở tầm cao và vũ khí không gây chết người để vô hiệu hệ thống truyền tải điện năng của Triều Tiên.

Quân đội Hàn Quốc tập trận.
Quân đội Hàn Quốc tập trận.

“Chúng tôi sẽ ưu tiên tập trung mọi nguồn lực để chống lại mọi mối đe dọa của Triều bằng cách triển khai hệ thống Kill Chain, Không quân và Tên lửa Hàn Quốc”, tuyên bố MND nêu rõ.

Hàn Quốc chi 28 tỷ USD nghiên cứu vũ khí "sợi carbon" làm tê liệt Triều Tiên - 2
Hàn Quốc chi 28 tỷ USD nghiên cứu vũ khí "sợi carbon" làm tê liệt Triều Tiên - 3

Như một phần kế hoạch Kill Chain, Hàn Quốc biết họ sẽ phát triển HUAV và tên lửa chiến lược, đồng thời cũng mua sắm hầm ngầm phóng tên lửa Taurus KEPD 350, một sản phẩm công nghệ quốc phòng hiện đại do Đức và Thụy Điển hợp tác sản xuất...

Hàn Quốc chi 28 tỷ USD nghiên cứu vũ khí "sợi carbon" làm tê liệt Triều Tiên - 4

Một chuyên gia quân đội cho biết quyết định của Hàn Quốc triển khai hệ thống tên lửa Taurus sẽ tăng cường đáng kể khả năng đối phó với những cơ sở hạt nhân bí mật ở Triều Tiên.

“Tên lửa hành trình Hyenmu-3 của Hàn Quốc hiện không thể chống lại các cơ sở vũ khí bí mật của Triều Tiên”, ông Choi Hyuyn-ho, một chuyên gia phân tích quân sự kiêm Tổng biên tập báo điện tử Mildom.net trả lời phỏng vấn hãng tin NK News.

Quân đội Triều Tiên tập trận.
Quân đội Triều Tiên tập trận.
Hàn Quốc chi 28 tỷ USD nghiên cứu vũ khí "sợi carbon" làm tê liệt Triều Tiên - 6

“Hầu hết cơ sở hạt nhân của Triều Tiên đều được giấu dưới lòng đất, và chỉ đầu đạn đơn nguyên của tên lửa Taurus có khả năng xâm nhập và phá hủy các cơ sở ngầm đó”, ông cho biết thêm.

Bình Nhưỡng gần đây đã bắn thử và sử dụng hệ thống rocket 30mm MRL mới vào đầu tháng 3, dọa sẽ nhấn chìm Seoul trong “biển lửa”. Để đối phó với mối đe dọa này, kế hoạch 5 năm của Hàn Quốc cũng bao gồm việc triển khai hệ thống vũ khí dẫn đường đất đối đối và rocket đa năng MRL 230mm.

Tuy nhiên, ông Choi cho biết, những hệ thống này sẽ không hiệu quả như tuyên bố của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.
Tuy nhiên, ông Choi cho biết, những hệ thống này sẽ không hiệu quả như tuyên bố của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.
Hàn Quốc chi 28 tỷ USD nghiên cứu vũ khí "sợi carbon" làm tê liệt Triều Tiên - 8
Hàn Quốc chi 28 tỷ USD nghiên cứu vũ khí "sợi carbon" làm tê liệt Triều Tiên - 9

“Hệ thống vũ khí dẫn đường đất đối đất của Hàn Quốc có tầm bắn không vượt quá 100km, trong khi tầm bắn tối đa của MRL 230mm chỉ đạt 80km”, ông Choi phân tích.

“Hệ thống rocket MRL 300mm của Triều Tiên có tầm bắn lên đến 200km, do đó tôi không tin vũ khí Hàn Quốc đủ sức đạt tầm bắn bằng MRL mới mà Triều Tiên đang có và phá hủy chúng”, nhà phân tích quân sự nhấn mạnh.

Trong thời gian qua, hai miền bán đảo Triều Tiên đã có những căng thẳng ngoại giao sau khi Bình Nhưỡng thử vũ khí nhiệt hạch và Seoul lắp đặt hệ thống loa phóng thanh dọc biên giới chống chính quyền Kim Jong un.

“Chúng ta sẽ triển khai hệ thống radar phòng không nội địa có thể phát hiện máy bay không người lái và máy phát hiện bom, mìn hiện đại để phá hủy bom, mìn”, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc trấn an người dân trong tuyên bố vào ngày 30-3 trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 miền bán đảo Triều Tiên đang tiếp tục nóng lên.

Ngoài ra, Hàn Quốc cũng lên kế hoạch tập trung phá hủy các cơ sở công nghiệp của Triều Tiên. Hệ thống vũ khí không gây sát thương, được giới thiệu là một loại bom "sợi carbon” được thiết kế tinh vi phóng ra sợi dẫn điện có thể làm tê liệt, phá hủy hệ thống truyền tải điện năng của Triều Tiên cũng nằm trong kế hoạch phát năng lực quốc phòng mà Hàn Quốc sẽ triển khai.

Theo Phạm Trúc

Công an nhân dân